2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ:
3.1. Thực trạng về môi trường kinh doanh:
3.1.1. Môi trường hành chính, pháp lý.
Luật doanh nghiệp (1999) ra đời đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V Phú Thọ nói riêng gia nhập thị trường. Trước khi có Luật doanh nghiệp, các DNN&V đăng ký thành lập phải trải qua nhiều khâu, nhiều cửa với chi phí thành lập cao, thời gian chờ đợi lâu, nay chỉ cần qua một cơ quan duy nhất đó là Sở kế hoạch Đầu tư để được cấp giấy phép ĐKKD và thành lập doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, môi trường hành chính - pháp lý ở Phú Thọ vẫn còn những tồn tại gây cản trở cho hoạt động của các DNN&V. Cụ thể:
- Thứ nhất, thủ tục báo cáo định kỳ vẫn còn gây nhiều phiền toái cho các
doanh nghiệp nói chung, DNN&V nói riêng. DNNN vẫn phải báo cáo theo quý, năm và phải nộp cho nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, bao gồm cả các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan thống kê. Tổng thể DNN&V
phải nộp báo cáo định kỳ tới 5 cơ quan Nhà nước, bao gồm: Cơ quan Thuế, Tài chính, Thống kê, cơ quan Nhà nước cấp trên, cơ quan ĐKKD.
- Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động các DNN&V một cách chồng
chéo, làm mất thời gian và gây phiền hà cho các DNN&V. Điều này gây khó khăn cho hoạt động và gây mất lòng tin đối với các DNN&V, đặc biệt là các DNNQD.
- Thứ ba, thủ tục vay vốn, thủ tục thế chấp rườm rà đang là một lực cản trong
quá trình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của DNN&V. Các DNN&V Phú Thọ trước kia thế chấp ngân hàng chỉ sử dụng sổ đỏ, có xác nhận của phòng quản lý đất đai của phường và công chứng, nhưng nay lại phải có thêm xác nhận của phòng tài nguyên môi trường quận, huyện. Mặc dù rất cần vốn nhưng doanh nghiệp bắt buộc vẫn phải đợi thêm 7 ngày nữa để chuyển hồ sơ từ xã, phường lên huyện, thành thị. Theo thống kê của Sở kế hoạch - Đầu tư Phú Thọ, tính đến cuối năm 2007, chỉ có 65% số DNN&V Phú Thọ được vay vốn ngân hàng. Đây là khó khăn lớn trong điều kiện đa số các DNN&V Phú Thọ có quy mô vốn nhỏ.
Ngoài ra, giống như các địa phương khác, chính sách tín dụng ở Phú Thọ vẫn còn sự phân biệt, gây thiệt thòi cho DNN&V. Đó là trường hợp DNNN vay vốn đầu tư khi gặp rủi ro sẽ được xem giảm cả lãi và vốn gốc, còn DNN&V khi vay đã phải ký hợp đồng tín dụng lãi suất cao nhưng nếu gặp rủi ro bất khả kháng thì vẫn phải trả đủ mức lãi suất đó. Các DNN&V đã dùng tài sản của mình để thế chấp Ngân hàng, nhưng cũng chỉ được vay tối đa 50% tổng giá trị tài sản. Đó là thiệt thòi lớn đối với các DNN&V, làm cho các DN này thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Thực trạng môi trường kinh tế.
Từ năm 2001- 2008, sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành và đi vào thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ vào loại cao trong nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 10% năm, so với các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội 9,3%, Thái Nguyên 7,5%, Hà Tây 7,8%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2008 như sau: nông nghiệp, lâm nghiệp 26%, công nghiệp, xây dựng 38,7%, thương mại, dịch vụ 35,3%. Đồng thời cơ cấu kinh tế của Phú Thọ vẫn đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.
- Các DNN&V thường có quy mô nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp này còn gặp
khó khăn về thị trường, thiếu vốn, trang thiết bị còn thô sơ, năng lực quản lý lãnh đạo của chủ doanh nghiệp còn yếu,…Qua những khó khăn trên, từng doanh nghiệp không tự giải quyết được, hoặc giải quyết không triệt để và hiệu quả còn thấp. Do vậy cần phải có một tổ chức thay mặt, đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, để tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng các doanh nghiệp để ổn định và từng bước phát triển. Xuất phát từ điều đó, Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ được thành lập, đánh dấu một bước phát triển lớn cho các DNN&V tỉnh Phú Thọ.
- Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp trên cơ
sở tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Hiệp hội là nơi tập hợp, đoàn kết và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp người sử dụng lao động ở tỉnh Phú Thọ nhằm mục đích hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ và cả nước.
Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ của hiệp hội đối với các DNN&V thành viên hiện vẫn còn đơn giản, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp.
- Tập quán tiêu dùng của người Việt Nam nói chung người dân Phú Thọ nói riêng thích tiêu dùng ngoại nhập. Đối với người có thu nhập cao thì đó là các hàng nhập khẩu chất lượng cao từ Nhật Bản, Hàn Quốc... còn đối với những người có thu nhập trung bình và thấp thì đó là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, mà đa số là hàng nhập lậu giá rẻ. Đây là thách thức lớn đối với các DNN&V Phú Thọ vì những sản phẩm này cạnh tranh chính với sản phẩm của các DNN&V.
- Khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNN&V có những thuận lợi lớn như mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. WTO cũng tạo ra động lực cho cải cách và phát triển kinh tế trong nước. Các DNN&V Phú Thọ cũng đã có những sự chuẩn bị cần thiết trong những năm vừa qua để có thể cạnh tranh khi Việt nam chính thức gia nhập WTO như: Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị công nghệ của nước ngoài. Nhiều chủ doanh nghiệp NQD đã chủ động đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm SXKD ở một số nước tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, phần lớn các DNN&V Phú Thọ vẫn còn thiếu và yếu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng cho SXKD còn lạc hậu, công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập.
3.1.3. Thực trạng các chính sách vĩ mô đối với DNN&V Phú Thọ.
Trong phần Môi trường hành chính - pháp lý cho các DNN&V Phú Thọ, đã đề cập nhiều nội dung về các thủ tục hành chính, các quy định pháp lý đối với các DNN&V của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay Phú Thọ
vẫn có các chính sách kinh tế vĩ mô riêng biệt để thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp của tỉnh nói chung và DNN&V nói riêng.
Thứ nhất, thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư (quỹ Khuyến công): Quỹ này có chức năng và nhiệm vụ tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tư vấn khởi tạo DNN&V, hỗ trợ cho các DNN&V chọn lựa các ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
- Tư vấn về pháp luật, đặc biệt là pháp luật quốc tế khi các DNN&V tham gia vào thị trường thế giới.
- Tư vấn về thị trường, cung cấp thông tin giới thiệu thị trường. Tuy nhiên các thông tin chi tiết và cụ thể về các thị trường nước ngoài vẫn chưa có.
- Tư vấn về công nghệ: Hỗ trợ cho các DNN&V tỉnh trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp với đặc điểm riêng từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.
Thứ hai, các chính sách hỗ trợ hiện hành.
- Chính sách hỗ trợ về vốn: Việc đánh giá, thẩm định các dự án của DNN&V
làm cơ sở cho vay vốn tại các ngân hàng còn mang nặng tính hành chính, đồng thời các tổ chức tín dụng rất khắt khe trong việc đánh giá tài sản thế chấp. Điều đó gây nên tình trạng ngân hàng thì ứ đọng, không cho vay được vốn, còn các DNN&V thì thiếu vốn. Đồng thời, các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thực hiện tốt việc giám sát, tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án đã thẩm định, để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong thực hiện dự án.
- Chính sách thuế: Hiện nay, Phú Thọ đã và đang vận dụng chính sách thuế
của Chính Phủ theo đúng đặc thù riêng của tỉnh. Các chính sách áp dụng từng loại thuế cho từng đối tượng chịu thuế, kèm theo chế độ miễn giảm, hoặc giãn thu... đã tác động mạnh đến việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ.
Ngoài ra hàng năm Cục thuế tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến những chính sách về thuế kịp thời cho các DNN&V; hỗ trợ doanh nghiệp thực thi luật thuế một cách nghiêm chỉnh, đồng thời không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, chính sách thuế vẫn còn nhiều bất cập, mục đích chủ yếu vẫn là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn, chưa chú trọng vào việc nuôi dưỡng và tạo nguồn thu trong tương lai cho ngân sách Nhà nước. Hiện thuế suất GTGT vẫn còn nhiều mức thuế suất khác nhau và nhìn chung còn tương đối cao. Thuế thu nhập còn ở mức 28% tương đối cao so với các nước trong khu vực như: Singapore, Thái Lan...
Tuy nhiên, mức thuế TNDN đã giảm xuống còn 25% vào đầu năm 2009.
- Chính sách đất đai và khuyến khích đầu tư: Phú Thọ đã quy định rõ ràng đối
với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo quy hoạch tổng thể của Phú Thọ. Có mức thuế ưu đãi đối với các DNN&V khi thuê đất làm trụ sở, xây dựng nhà xưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các khu công nghiệp của Phú Thọ cũng có những chính sách ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng.
- Về cơ sở hạ tầng: Phú Thọ là địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối
khá (ngoại trừ hạ tầng giao thông đường bộ), Hệ thống đường bộ, đường sắt nối với Hà Nội và các tỉnh lân cận; Hệ thống thông tin liên lạc, đường điện, mạng lưới cấp thoát nước tương đối thuận tiện... Tuy nhiên, việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn chưa theo kịp với yêu cầu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương. Cước phí chi trả cho dịch vụ viễn thông vẫn vào loại cao. Intenet là một kênh thông tin mới, nhanh và phổ biến trong giao dịch phục vụ thu thập thông tin, nhưng giá cả và chất lượng của loại hình dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Chính sách về đào tạo nhân lực: Phú Thọ so với các địa phương khác có
thuận lợi hơn về nguồn nhân lực vì nhiều lý do: Thứ nhất, trên địa bàn tỉnh có 05 trường Đại Học, Cao đẳng, trên 20 trường Trung học chuyên ngiệp và dạy nghề tương. Thứ hai, các trung tâm đào tạo và trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm đã góp phần rất lớn cho việc đầu tư công nghệ mới, nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng đảm bảo nhu cầu của các DNN&V. Thứ ba, về khoảng cách, Phú Thọ gần với Thủ đô Hà Nội giao thông thuận tiện là lợi thế để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ngoài ra, tỉnh cũng có những chính sách ưu tiên về đất đai và dành nhiều hỗ trợ khác cho các trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
3.1.4. Thực trạng về môi trường công nghệ.
Phú Thọ chưa có số liệu đầy đủ về công nghệ máy móc thiết bị đang được sử dụng trong các DNN&V. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra cho thấy: Phần lớn các DNN&V Phú Thọ đang phải sử dụng công nghệ lạc hậu so với các công nghệ trên thế giới trung bình từ 2-3 thế hệ. Đặc biệt, có doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân trong khu vực II vẫn chưa sử dụng máy móc thiết bị từ thời những năm 1960.
Trình độ cơ giới hoá của DNN&V Phú Thọ còn ở mức thấp. Khoảng trên 50% máy móc thiết bị trong các DNN&V ở khu vực II có trước 1990, chỉ khoảng trên 40% là trang bị máy móc thế hệ sau 1990. Thực trạng về công nghệ trong các DNN&V Phú Thọ cũng có sự khác biệt giữa các loại hình sở hữu. Việc giá trị mua sắm máy móc thiết bị thấp, thời gian sử dụng ngắn điều kiện mua sắm dễ dàng đã làm cho các DNNQD có điều kiện tốt hơn trong việc trang bị máy móc, công nghệ mới.
Về các yếu tố đầu vào của các DNN&V ở Phú Thọ. Phần lớn các DNN&V Phú Thọ sử dụng yếu tố đầu vào tại địa phương, với tỷ trọng 80%,
đầu vào từ địa phương khác là 15%, đầu vào nhập khẩu chỉ 5%. Tỷ lệ này cũng khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nông, lâm nghiệp sử dụng nguyên vật liệu của địa phương chiếm hơn 90%, trong khi đó ngành giầy da, may mặc sử dụng đến 90% nguyên vật liệu nhập khẩu.
3.2. Thực trạng về hoạt động của thị trường.
Trong những năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, thu nhập của người dân tỉnh được nâng lên làm cho thị trường địa phương đối với sản phẩm của DNN&V mở rộng. Đây là cơ hội thị trường lớn cho các DNN&V Phú Thọ. Ngoài ra, Phú Thọ còn có thị trường tiềm năng cho các DNN&V tỉnh, đó là việc mở rộng về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như đã phân tích ở trên, vai trò của DNN&V chính là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Cho nên với sự mở rộng này, các DNN&V Phú Thọ có cơ hội để gia nhập thị trường, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này cũng là lý do giải thích cho sự tăng lên nhanh chóng về số lượng DNN&V Phú Thọ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, các DNN&V Phú Thọ cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gây gắt từ các DNN&V từ các địa phương khác và đặc biệt là từ hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc. Sự cạnh tranh gay gắt này ở trên thị trường khiến cho các doanh nghiệp này phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng sang các thị trường khác.
Về thị trường xuất khẩu và thị trường ở các địa phương khác: Hiện nay đa số các DNN&V Phú Thọ rất thiết hụt thông tin về thị trường, cũng như trình độ phân tích và xử lý thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Các kênh thông tin thị trường chính của DNN&V lại chủ yếu qua các nguồn, các kênh không chính thống và thông qua mối quan hệ quen biết. Điều
này đã dẫn tới một thực tế là các DNN&V tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường bằng thiết lập các mối quan hệ xã hội với các quan chức trong cơ quan chức năng có thẩm quyền hoạch định chính sách, cung cấp thông tin và có khả năng can thiệp vào các doanh nghiệp trong hoạt động đấu thầu. Đa số các DNN&V Phú Thọ không có bộ phận chuyên trách về Marketing, việc này chủ yếu là do Giám đốc doanh nghiệp thực hiện, còn nhân viên trong doanh nghiệp chỉ là những người thừa hành, không chủ động trong tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường.
Qua điều tra hơn 70% các DNN&V chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing, trên 80% các DNN&V chưa xây dựng được biểu tượng cho riêng