Al l Lyte 2g/con/ngày Uống
4.6.2. Điều trị tiêu chảy cho lợn bằng men vi sinh.
Trong đường ruột của động vật có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống chúng tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Hoạt động sinh lý ở lợn chỉ diễn ra bình thường khi hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng, nếu trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì các vi sinh vật có hại sẽ phát triển gây rối loạn tiêu hoá và ỉa chảy.
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20 các nhà khoa học cũng đã nhận thấy những hạn chế của việc dùng hoá học trị liệu trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhất là với gia súc non. Mặt khác vấn đề kháng thuốc hiện nay đang là trở ngại lớn hạn chế tác dụng điều trị bằng hoá trị liệu và kháng sinh. Do vậy sử dụng chế phẩm sinh học hiện nay trong điều trị tiêu chảy đang được chú ý vừa có lợi trong điều trị, kích thích tăng trọng và khôi phục nhanh chóng sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Chế phẩm chúng tôi sử dụng là E.LAC do công ty thuốc thú y Xanh cung cấp. Trong thành phần gồm các vi khuẩn hữu ích:
Lactobacillus Acidophilus 108CFU/gr Lactobacillus Spirogenes 108CFU/gr Lactobacillus Kerfia 108CFU/gr Vitamin B1, vitamin K …
Chế phẩm này khi đưa vào đường tiêu hoá các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng tái sinh trong đó Lactobacillus Acidophilus có trong chế phẩm có khả năng tái sinh gấp bội khi được đưa vào ruột do đó rút ngắn quá trình điều hoà rối loạn tiêu hoá nhằm khôi phục lại những vi khuẩn có ích đồng thời tạo ra sự đối kháng với các vi khuẩn có hại, vi khuẩn thối rữa trong trong đường ruột nhờ tạo ra một lượng acid hữu cơ làm giảm pH đường ruột sẽ ức chế vi khuẩn gây bệnh yêu cầu độ pH cao. Vi khuẩn lactic còn tạo ra chất kháng sinh gây ức chế vi khuẩn gây bệnh giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Do vậy E.LAC có tác dụng phòng và trị bệnh phân trắng lợn con, rối loạn tiêu hoá đồng thời tăng khả năng hấp thu thức ăn, giúp phân khô và giảm mùi hôi chuồng nuôi.
Bảng 4.13 cho thấy kết quả điều trị tiêu chảy cho lợn sơ sinh – cai sữa tuổi. Số liệu cho thấy E.LAC cho kết quả điều trị không cao ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng. ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn E.LAC cho kết quả điều trị 71,43% và 69,44% ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng nền.
Từ kết quả điều trị ở bảng 4.13 cho thấy: điều trị tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học cho kết quả chưa cao bởi chế phẩm sinh học khi đưa vào đường tiêu hoá chưa thể ngay lập tức ức chế những vi khuẩn có hại hoặc gây bệnh có số lượng khá cao khi rối loạn tiêu hoá. Các vi khuẩn có lợi trong chế phẩm cần có thời gian tái sinh, sinh trưởng, sản sinh ra các chất cần thiết để tạo ra sự đối kháng, cạnh tranh, ức chế với các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá.
Theo Đoàn Thi Kim Dung (2004) [3] điều trị loạn khuẩn ở gia súc non là hết sức khó khăn và phức tạp vì nguyên nhân loạn khuẩn rất đa dạng. Tác giả cũng cho biết kết quả điều trị tiêu chảy bằng chế phẩm Biosubtyl ở lợn con 1 – 60 ngày tuổi là 68,4%.
Lê Thị Tài và cs (1997) [47] đã chế tạo viên subtilis từ vi khuẩn Bacillus subtilis để điều trị bệnh phân trắng và tiêu chảy ở lợn con đạt kết quả chữa bệnh trên 90%.
Điều trị bằng chế phẩm sinh học giúp khắc phục nhược điểm khi điều trị bằng kháng sinh. Dùng chế phẩm sinh học điều trị thay cho việc sử dụng kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn kích thích vi khuẩn có lợi phát triển theo cơ chế Probiotic. Tuy nhiên, tại các cơ sở chăn nuôi chúng tôi thấy ít sử dụng chế phẩm sinh học điều trị tiêu chảy riêng lẻ mà thường sử dụng bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh, kích thích sinh trưởng và kết hợp
Bảng 4.13: Kết quả điều trị hộị chứng tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học