Tình hình tiêu chảy ở lợn xét theo mùa vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 65 - 71)

4. Kết quả và thảo luận

4.1.3. Tình hình tiêu chảy ở lợn xét theo mùa vụ

Từ kết quả điều tra tình hình lợn bị tiêu chảy theo mùa vụ ở 2 kiểu chuồng nuôi trong 2 năm 2006-2007 cho thấy tỷ lệ lợn bị tiêu chảy ở vụ đông xuân cao hơn lợn cùng lứa tuổi nuôi trong vụ hè thu ở cả hai kiểu chuồng.

ở lợn nuôi trong chuồng sàn: Vụ đông xuân, điều tra 5628 lợn có 1427 con bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 25,36%, số con chết do tiêu chảy là 88 con, tỷ lệ chết là 1,56%.

Vụ hè thu, điều tra 5594 lợn có 1243 con bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 22,22%, số con chết là 75, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,43%. Tỷ lệ mắc bệnh ở vụ đông xuân cao gấp 1,14 lần vụ hè thu.

ở lợn nuôi trong kiểu chuồng nền: Vụ đông xuân, điều tra 5606 lợn có 1874 con bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 33,43%, số con chết do tiêu chảy là 118 con, tỷ lệ chết là 2,10%.

Vụ hè thu, điều tra 5516 lợn có 1558 con bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ

28,25%, số con chết là 97, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,78%. So với vụ hè thu tỷ lệ tiêu chảy vụ đông xuân cao gấp 1,18 lần.

Qua đây cho thấy tỷ lệ tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng trong vụ đông xuân đều cao hơn vụ hè thu. Sự sai khác này có ý nghĩa P<0,05.

ở vụ đông xuân có tỷ lệ mắc bệnh cao đó là do thời tiết khí hậu vụ đông xuân ở Yên Đinh – Thanh Hoá thường rét và ẩm. Từ tháng 10 đến tháng 12 độ ẩm không cao nhưng thời tiết có những thay đổi mạnh, gió mùa Đông bắc tràn về đột ngột làm nhiệt độ giảm thấp nhanh. Sang mùa xuân, nhiệt độ thấp, nhất là vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất có thể xuống dưới 100C, mưa phùn làm ẩm độ không khí cao. Thời tiết lạnh, ẩm là yếu tố làm giảm sức kháng của lợn. Độ ẩm không khí cao, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển gây bệnh, tỷ lệ mắc cao.

Mùa vụ

Kiểu

Chuồng Lứa tuổi

Đông xuân Hè thu

Số điều tra (con)

Bị tiêu chảy Chết do tiêu chảy

Số điều tra (con) Bị tiêu chảy Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số chết (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Sàn Sơ sinh – cai sữa 3031 907 29,92 63 2,08 3029 781 25,78 Cai sữa – 60 ngày 2597 520 20,02 25 0,96 2565 462 18,01 Tổng hợp 5628 1427 25,36 88 1,56 5594 1243 22,22 Nền Sơ sinh – cai sữa 2832 1211 42,76 85 3,00 2722 996 36,59 Cai sữa – 60 ngày 2774 663 23,90 33 1,19 2794 562 20,11 Tổng hợp 5606 1874 33,43 118 2,10 5516 1558 28,25

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngữ (2005) [32] lợn nuôi trong chuồng nền giai đoạn 1 – 60 ngày tuổi bị tiêu chảy ở vụ đông xuân là 45,82%, trong khi ở vụ hè thu tỷ lệ mắc là 33,77%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả này. sự khác nhau này đã được trình bày ở mục 4.1.1.

Xét về lứa tuổi bị bệnh trong các mùa vụ ở các kiểu chuồng nuôi:

- ở kiểu chuồng sàn

Vụ đông xuân: Lợn sơ sinh – cai sữa có tỷ lệ bị tiêu chảy cao hơn lợn cai sữa – 60 ngày tuổi. Lợn sơ sinh – cai sữa có tỷ lệ bị tiêu chảy là 29,92%,và tỷ lệ chết do tiêu chảy 2,08 %; lợn cai sữa - 60 ngày tuổi, tỷ lệ bị bệnh là 20,10%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 0,96%

vụ hè thu: Tương tự lợn sơ sinh – cai sữa có tỷ lệ bị tiêu chảy cao hơn lợn cai sữa – 60 ngày tuổi. Lợn sơ sinh – cai sữa có tỷ lệ bị tiêu chảy là 25,78%,và tỷ lệ chết do tiêu chảy 1,82 %; lợn cai sữa - 60 ngày tuổi, tỷ lệ bị bệnh là 18,01% và tỷ lệ chết do tiêu chảy là 0,78%

- ở kiểu chuồng nền

Vụ đông xuân: Lợn sơ sinh – cai sữa có tỷ lệ bị tiêu chảy là 42,76%,và tỷ lệ chết do tiêu chảy 3,00%; lợn cai sữa - 60 ngày tuổi, tỷ lệ bị bệnh là 23,90% và tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,19%

vụ hè thu: Lợn sơ sinh – cai sữa có tỷ lệ bị tiêu chảy là 36,59%,và tỷ lệ chết do tiêu chảy 2,53%; lợn cai sữa - 60 ngày tuổi, tỷ lệ bị bệnh là 20,11% và tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,00%.

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ tiêu chảy ở cả hai nhóm tuổi nuôi ở chuồng sàn và chuồng nền ở vụ đông xuân đều cao hơn vụ hè thu trong đó nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa chịu ảnh hưởng nhiều nhất của điều kiện mùa vụ nên có tỷ lệ bị tiêu chảy cao hơn lợn cai sữa – 60 ngày tuổi.Điều này phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi đã được trình bày ở phần 4.1.2.

Hình 4.3: So sánh tỷ lệ lợn bị bệnh tiêu chảy ở các mùa vụ

Nếu so sánh giữa hai kiểu chuồng chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ở lợn nuôi trong chuồng nền ở các nhóm tuổi đều cao hơn lợn nuôi trong chuồng sàn ở cả hai mùa vụ đặc biệt là nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa (42,76% so với 29,92%, gấp 1,43 lần ở vụ đông xuân và 36,59% so với 25,78%, gấp 1,42 lần ở vụ hè thu). Sự sai khác này hoàn toàn có ý nghĩa ở mức P< 0,05. Điều đó một lần nữa cho thấy: mùa vụ, điều kiện chuồng trại có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn đặc biệt là nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa. Điều này đã được chúng tôi trình bày ở mục 4.1.1 và 4.1.2

Từ kết quả điều tra lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng nuôi cho thấy hội chứng tiêu chảy xảy ra rải rác ở các tháng trong năm nhưng tỷ lệ bệnh ở vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu, lợn nuôi trong chuồng sàn có tỷ lệ mắc thấp hơn so với lợn nuôi trong chuồng nền ở cả hai mùa vụ, trong đó lợn sơ sinh và lợn con theo mẹ là đối tượng chịu tác động mạnh nhất của các yếu tố strees này.Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đào Trọng Đạt và cs

(1986) [4], bệnh phân trắng lợn con có thể phát ra quanh năm nhưng nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè, khi khí hậu thay đổi đột ngột.

Đỗ Ngọc Hoè và cs [7] cũng cho biết về mùa đông, đầu xuân, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, lợn con hay mắc bệnh phân trắng.

Biểu đồ 4.3 cho thấy tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong vụ đông xuân cao hơn ở vụ hè thu, lợn nuôi trong chuồng nền có tỷ lệ bệnh cao hơn nuôi trên chuồng sàn ở cả hai mùa vụ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng định, trong chăn nuôi lợn, nhiệt độ thấp và ẩm độ cao ảnh hưởng khá nhiều đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy. Chuồng trại ấm áp, khô giáo giúp giảm đáng kể tỷ lệ bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w