Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 54 - 59)

4. Kết quả và thảo luận

4.1.1.Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng khác nhau

nhau

Chuồng trại là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ gia súc bởi phần lớn thời gian sống cuả gia súc là ở trong chuồng. Nếu chuồng trại xây dựng đúng kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ giúp cải thiện đáng kể điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, tăng khả năng sinh trưởng phát triển, tăng khả năng lợi dụng thức ăn của vật nuôi, tăng sức kháng bệnh tật, giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nói chung và tỷ lệ bệnh tiêu chảy nói riêng.

Tại Yên Định - Thanh Hoá, lợn được nuôi trong 2 kiểu chuồng: Chuồng nền và chuồng sàn (chuồng công nghiệp) được xây dựng kiểu sàn lồng làm bằng sắt, nhựa, bê tông. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu lợn nuôi trong chuồng có nền bằng xi măng và chuồng có sàn bê tông đục lỗ, mặt sàn cách mặt nền 40 – 60 cm.

Chúng tôi tiến hành điều tra ở 2 nhóm lợn: sơ sinh – cai sữa và cai sữa- 60 ngày tuổi, (lợn > 60 ngày tuổi không theo dõi vì lứa tuổi này 100% được nuôi ở chuồng nền). Từ số liệu điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng tại các xã Định Long, Định Tường, Quý Lộc, và Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định các năm 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.1.

Đối với chuồng nền: trong số 13471 con được điều tra có 4236 con mắc bệnh, tỷ lệ lợn bị tiêu chảy là 31,45%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 2,07%..

Đối với chuồng sàn: điều tra 14133 con có 3339 con măc bệnh, tỷ lệ tiêu chảy là 23,63 %, tỷ lệ chết là 1,43%.

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: tỷ lệ bị tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn nhiều so với tỷ lệ lợn bị tiêu chảy được nuôi trong chuồng sàn: 31,45% so với 23,64% gấp 1,33 lần. Sự sai khác này có ý nghĩa P<0,05.

Theo chúng tôi ở kiểu chuồng sàn, tiểu khí hậu chuồng nuôi được cải thiện đáng kể. Chuồng thường có mặt sàn cao hơn mặt nền 40 – 60 cm, phân, nước tiểu lợn thải ra lọt xuống mặt nền. Chất thải được dội rửa ngày hai lần. Phân, nước tiểu, nước rửa chuồng chảy vào rãnh thoát phân và từ đó đi vào bể chứa. Mặt sàn nơi lợn nằm, đi lại không bị phun nước dội rửa nên luôn khô ráo. Bên hông chuồng được bao bằng lưới thép có bạt che mưa, nắng. Khi nhiệt độ không khí tăng bạt được kéo lên để đảm bảo độ thông thoáng, giảm bớt lượng khí độc và độ ẩm trong chuồng nuôi. Khi nhiệt độ xuống thấp bạt có tác dụng giảm bớt tác động của nhiệt độ không khí lạnh và chắn gió lùa. Mặt khác một số chuồng nuôi đã có hệ thống thông khí nên điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi được cải thiện đáng kể. Chuồng khô ráo cũng làm giảm tác dụng của vi sinh vật gây bệnh.Do vậy giảm bớt được các nguyên nhân tác động, tỷ lệ bệnh thấp hơn.

Còn trong kiểu chuồng nền, nếu là chuồng K64 cũ thường thấp, chuồng lại có tường chắn nên giảm độ thông thoáng, sân chơi và hố thoát phân phía ngoài. Phân, nước tiểu thải ra tại góc hoặc cả mặt nền chuồng, khi lợn đi lại, vận động có thể dẫm hoặc nằm lên phân và nước tiểu nên phần chân, bụng thường bẩn, dính phân và ướt. Nước dội rửa được phun trực tiếp xuống nền chuồng (kể cả nơi lợn nằm) do vậy độ ẩm trong chuồng thường cao, nền chuồng lạnh và ẩm ướt. Nếu độ dốc nền chuồng không đảm bảo, nước dội rửa tồn đọng trong chuồng, lợn có thể uống nước bẩn, dễ nhiễm khuẩn. Chuồng

nuôi tồn đọng nhiều phân, rác, ẩm ướt thì khi nhiệt độ lên cao sẽ sản sinh nhiều khí độc như NH3 H2S lợn sẽ bị trúng độc thần kinh, tăng cơ hội cảm nhiễm với bệnh, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao.

Bảng 4.1: Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng nuôi Kiểu Chuồng Năm Chuồng sàn Chuồng nền Số điều tra (con)

Bị tiêu chảy Chết do tiêu chảy

Số điều tra (con)

Bị tiêu chảy Chết do tiêu chảy Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số chết (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số chết (con) Tỷ lệ (%) 2006 5444 1336 24,54 89 1,63 4980 1620 32,53 110 2,21 2007 5778 1334 23,08 74 1,28 5554 1680 30,25 105 1,89 2008 2911 669 22,98 39 1,34 2937 936 31,87 64 2,18 Tổng hợp 14133 3339 23,63 202 1,43 13471 4236 31,45 279 2,07

Xét về tỷ lệ lợn bị tiêu chảy qua các năm nuôi ở hai kiểu chuồng nuôi cho thấy:Tỷ lệ tiêu chảy qua các năm có giảm đi nhưng không nhiều. Điều đó cho thấy hội chứng tiêu chảy ở lợn với đặc điểm dịch tễ phức tạp vẫn gần như tồn tại song song với chăn nuôi lợn bởi nguyên nhân gây bệnh tổng hợp và phức tạp của nó. Qua khảo sát tại các cơ sở chăn nuôi cho thấy điều kiện chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn, thời tiết khí hậu là các yếu tố strees tác động gây bệnh mạnh nhất.

Hình 4.1: So sánh tỷ lệ lợn bị bệnh tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng nuôi khác nhau

Hình 4.1 cho thấy: Tỷ lệ bị bệnh tiêu chảy và tỷ lệ chết do tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng sàn đều thấp hơn so với lợn nuôi trong chuồng nền.

Theo Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006)[61] chuồng có nền bằng xi măng ướt và lạnh dễ làm phát sinh bệnh lợn con ỉa cứt trắng.

Đoàn Thi Kim Dung (2004) [3] cho biết trong điều kiện nuôi công nghiệp, sử dụng cám tổng hợp, nuôi trên sàn, lợn con 1- 60 ngày tuổi tỷ lệ bệnh là 28,36%, tỷ lệ chết là 4,45%.

Theo Nguyễn Thị Ngữ (2005) [32] tại Hà Tây lợn nuôi trong chuồng nền, ở lứa tuổi 1- 60 ngày, tỷ lệ bị tiêu chảy là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn bởi thời gian, địa điểm nghiên cứu, phương thức chăn nuôi khác nhau.

Tô Thị Phượng (2006) [43] khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn ngoại tại Thanh Hoá cho biết: Lợn nuôi trong chuồng nền, tỷ lệ lợn bị tiêu chảy là 31,02%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,72%, lợn nuôi ở chuồng sàn có tỷ lệ tiêu chảy là 22,57%, tỷ lệ chết là 1,41%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả này.

Như vậy có thể thấy việc tạo ra một tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi cho sức khoẻ của lợn có ý nghĩa vệ sinh trọng yếu. Hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong tất cả các nguyên nhân đó điều kiện chuồng trại, vệ sinh chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ bệnh. Từ thực tế điều tra cho thấy điều kiện chuồng trại tốt, hợp lý cũng giúp giảm đáng kể tỷ lệ bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 54 - 59)