Những nghiên cứu về phòng tiêu chảy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 32 - 37)

Tiêu chảy là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, để phòng chống bệnh đường tiêu hoá cho lợn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, tác động đến nhiều khâu, nhiều yếu tố như tác động vào môi trường, đối tượng lợn con và lợn mẹ dựa trên nguyên tắc 3 nên, 3 chống.

- Nên cho lợn bú sữa đầu, nên chăm sóc lợn mẹ trước khi sinh, nên tập ăn sớm cho lợn con.

- Chống ẩm, chống bẩn và chống lạnh.

2.3.1.1. Phòng tiêu chảy bằng các biện pháp kỹ thuật

Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khỏe mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [59] trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn, nếu chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá.

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái không đúng kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc tiêu chảy. Nếu chăm só lợn mẹ khi mang thai không tốt, thiếu dinh dưỡng sẽ tạo ra con non có trọng lượng sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh trong đó có tiêu chảy.

Theo Hồ văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997) [22] nếu con mẹ không được chăm sóc tốt trong thời kỳ mang thai hoặc khi mang thai, nuôi con gia súc bị bệnh đường tiêu hoá thì con non sinh ra dễ mắc bệnh lợn con phân trắng.

Theo Cabrera J.F.(1989) [70], Trịnh Văn Thịnh (1985) [59], Đào Trọng Đạt và cs (1995) [5] trong quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn thì công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con và lợn mẹ đúng kỹ, thuật phù hợp với lứa tuổi là yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ tiêu chảy cao hay thấp. Việc đảm bảo đủ và sự cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần đóng vai trò quan trọng.

2.3.1.2. Phòng bệnh bằng vaccine

Phòng bệnh bằng vaccin là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh đặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vaccine là chế phẩm sinh học, được bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh, trong đó mầm bệnh đã bị giết chết hay giảm độc không còn khả năng gây bệnh, khi đưa vào cơ thể có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể. Vác xin phòng tiêu chảy cho lợn đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn chống lại bệnh, các loại vaccine này đã và đang cho kết quả phòng bệnh một cách khả quan, đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ bệnh.

Khi nghiên cứu xác định vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và triển vọng phòng trừ bằng vaccin, Nguyễn Thị Nội (1985) [33] đã chọn những Serotype thường gặp cùng với các chủng có kháng nguyên K88 để chế vaccine phòng bệnh, tiêm cho nái chửa 4-6 tuần trước khi đẻ cho kết quả bảo hộ tăng hơn 30-40% lợn con sinh ra so với lô đối chứng.

Lê Văn Tạo và cs (1993)[48] cũng đã nghiên cứu chế tạo vaccin E.coli

dạng uống. Vaccin được chế tạo từ các chủng E.coli gây bệnh phân lập từ các địa phương dùng cho lợn con uống 3 – 4 lần. Vaccin có tác dụng phòng bệnh đạt tỷ lệ 70%.

Do E.coli có nhiều type kháng nguyên khác nhau nên việc bào chế vaccine E.coli gặp những khó khăn nhất định và việc chế một loại vaccine

E.coli để phòng bệnh cho lợn ở nhiều địa phương thường đem lại hiệu quả

phòng bệnh không cao. Vì vậy có thể sử dụng phương pháp chế tạo vaccin phòng bệnh E.coli cho hiệu quả cao bằng cách lấy vi khuẩn E.coli có trong chất chứa đường ruột của lợn bị tiêu chảy cấy vào sữa và cho lợn mẹ ăn canh trùng đó trước khi đẻ 1 tháng cho kết quả phòng tiêu chảy ở lợn con sơ sinh tốt, phương pháp này hiện nay vẫn được dùng tại Mỹ. ở nước ta, các cơ sở chăn nuôi, các cán bộ thú y đã thực hiện biện pháp vaccine chuồng cũng cho hiệu quả tốt trong phòng bệnh.

Bên cạnh các loại vaccine E.coli, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu chế vaccine Salmonella. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều loại vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn. Mỹ sản xuất vaccine đa giá thành phần gồm E.coli, Pasteurella mutocida, Salmonella choleraesuis. ở Đức chế vaccine Salmonella typimurium chủng ĐT 104. Hungari chế vaccine vi khuẩn

Salmonella có bổ trợ glucoza.

Chế phẩm sinh học là môi trường nuôi cấy một loại vi sinh vật có lợi nào đó khi đưa vào cơ thể có tác dụng bổ sung các vi sinh vật hứu ích, giúp duy trì và lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa.

Trong đường ruột của động vật có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống chúng tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng thì các chủng vi sinh vật có lợi như vi khuẩn lactic, Bacillus subtilis phát triển mạnh, các vi khuẩn này có tác dụng tốt trong quá trình tiêu hoá của vật chủ. Ngược lại nếu trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì các vi sinh vật có hại sẽ phát triển gây rối loạn tiêu hoá và ỉa chảy.

Có thể thấy nhân tố nào gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột đều là nguyên nhân dấn tới gia súc bị tiêu chảy. Để kìm chế loạn khuẩn người ta sử dụng kháng sinh bổ sung trong quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, ngoài tác dụng kìm chế những vi khuẩn có hại cũng làm cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột giảm đi. Khi dùng thường xuyên kháng sinh sẽ làm cho vi khuẩn trong đường ruột sinh kháng thuốc, tồn dư trong sản phấm thịt ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy sử dụng chế phẩm sinh học để phòng bệnh nhằm bổ sung những vi sinh vật có lợi giúp ổn định hệ vi sinh vật đường tiêu hóa là điều cần thiết.

Sperti G.S. (1971) [83] đã sử dụng chế phẩm sinh học để kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi và ức chế các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột. Các chế phẩm này có tác dụng tốt đối với các trường hợp tiêu chảy.

Phan Thanh Phượng và cs (1981) [38] đã sử dụng các chủng vi khuẩn lactic nuôi cấy trên môi trường máu động vật tươi và nhũ thanh để sản xuất chế phẩm Biolactyl dùng cho lợn con uống có tác dụng giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy từ 33,6 % - 81%, tăng trong cao hơn đối chứng 20 – 35%.

Theo Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1995) [16] khi sử dụng Lactobacillus để tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột, các chế phẩm sinh học này được

dùng dưới nhiều dạng canh trùng APK (dùng làm sữa chua) có tác dụng tốt phòng tiêu chảy cho lợn con.

Chế phẩm sinh học EM do giáo sư Nhật Bản TernoHiga nghiên cứu, gồm nhiều loại vi sinh vật được phân lập từ tự nhiên và được sử dụng trên nhiều lĩnh vực. Trong thú y chế phẩm EM được sử dụng để phòng, trị bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá cho kết quả tốt.

Theo Tô Thị Phượng (2006) [43] dùng men vi sinh cho lợn uống hoặc ăn có tác dụng giảm tỷ lệ lợn bị tiêu chảy, lợn tiêu hóa thức ăn tốt, giảm mùi hôi chuồng nuôi.

Các chủng vi sinh vật hữu ích được sử dụng để sản xuất chế phẩm sinh học phải đạt được yêu cầu: Có khả năng thích ứng tốt trong môi trường đường tiêu hóa, có khả năng đối kháng với các vi sinh vật được coi là có hại trong đường tiêu hóa để duy trì tính ổn định của hệ vi sinh vật trong đường ruột và có khả năng tạo các chất cần thiết như acidamin, vitamin trong môi trường nuôi cấy cũng như trong cơ thể, không sản sinh độc tố, dễ dàng bào chế và sử dụng.

Một số chủng vi sinh vật hiện nay đã và đang được sử dụng để sản xuất chế phẩm Propiotic là: Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Bacillus

licheniformis, Bacillus polymysa, Saccharomyces, Streptococcus…Trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những năm gần đây các chủng vi khuẩn lactic được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó Lactobacillus acidophilus được chú ý nhiều nhất bởi nó có thể sống, phát triển tốt trong môi trường đường ruột đồng thời còn có khả năng tổng hợp một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Lactobacillus acidophilus

còn có khả năng đề kháng với hơn 40 loại kháng sinh do vậy có thể kết hợp với kháng sinh để điều trị tiêu chảy.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng bệnh tiêu chảy sẽ tạo sự bảo hộ tốt với hệ sinh thái đường ruột. Chế phẩm sinh học tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có ích hoạt động, giữ cho hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái

cân bằng ngăn ngừa sự rối loạn tiêu hóa, một mắt xích quan trọng gây hội chứng tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 32 - 37)