Sơ sinh – ca
4.3.2. Vi khuẩn Salmonella
Salmonella là vi khuẩn có mặt thường xuyên trong đường tiêu hoá và
đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy.Từ kết qủa (bảng 4.7) kiểm tra vi khuẩn Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng cho thấy.
Về tỷ lệ phân lập : ở lợn không bị tiêu chảy tỷ lệ phân lập tăng theo nhóm tuổi. Tỷ lệ phân lập được Salmonella trong 1 gram phân của lợn không bị tiêu chảy thấp hơn nhiều so với ở lợn bị tiêu chảy ở cả hai kiểu chuồng nuôi.
Lợn nuôi trong chuồng sàn: Tỷ lệ phân lập được/gram phân của lợn không bị tiêu chảy là 46,88% so với 82,59% trong phân lợn bị tiêu chảy ( gấp 1,76 lần).
Lợn nuôi trong chuồng nền : Tỷ lệ phân lập được Salmonella tương
ứng là 63,33% so với 90,32% (gấp 1,43 lần).
Về số lượng cho thấy : ở cả hai kiểu chuồng nuôi số lượng
Salmonella/gram phân của lợn bị tiêu chảy tăng hơn nhiều so với ở lợn không bị
tiêu chảy.
Lợn nuôi trong chuồng sàn: ở Lợn bị tiêu chảy có số lượng vi khuẩn
Salmonella là 39,75 triệu vi khuẩn/1gram phân, tăng hơn nhiều so với ở lợn
không bị tiêu chảy (11,99 triệu), gấp 3,32 lần.
Lợn nuôi trong chuồng nền: Kết quả phân lập được số lượng
Salmonella tương ứng là 41,49 triệu so với 17,07 triệu vi khuẩn, gấp 2,43 lần.
So sánh giữa hai kiểu chuồng nuôi cho thấy tỷ lệ phân lập và số lượng
không tiêu chảy tỷ lệ phân lập được Salmonella ở lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn nhiều lợn nuôi trong chuồng sàn (63,33% so với 46,88%).
Bảng 4.7: Tỷ lệ phân lập và số lượng vi khuẩn Salmonella trong phân lợn bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn và chuồng nền
(Số lượng vk/1gr phân : Số lượng vi khuẩn trong 1gram phân)
Mẫu phân của lợn Kiểu
chuồng Tuổi lợn
Không tiêu chảy Bị tiêu chảy
Số mẫu kiểm tra Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vk/1gr phân (106CFU) Số mẫu kiểm tra Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vk/1gr phân (106CFU) X mX X mX Sàn Sơ sinh – cai sữa 15 40,00 8,27 0,96 18 83,33 38,44 1,90 Cai sữa – 60 ngày 17 52,94 15,71 1,08 16 87,5 41,06 1,73 Tổng hợp 32 46,86 11,99 1,02 34 85,29 39,75 1,82 Nền Sơ sinh – cai sữa 14 57,14 14,21 0,86 15 86,66 40,53 1,62 Cai sữa – 60 ngày 16 68,75 19,14 0,95 16 93,75 42,44 1,70 Tổng hợp 30 63,33 17,07 0,91 31 90,32 41,49 1,66
Theo chúng tôi Salmonella là vi khuẩn sống cộng sinh trong đường tiêu hoá của lợn nên việc xuất hiện Salmonella trong phân lợn là thường xuyên. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện thấy Salmonella trong phân của lợn không bị tiêu chảy và bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn ở lợn nuôi trong chuồng sàn, đặc biệt là trong phân của lợn không bị tiêu chảy đã phản ánh phần nào điều kiện vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng ở kiểu chuồng này kém hơn bởi Salmonella là vi khuẩn có thể tồn tại một thời gian dài trong phân, chất độn chuồng và là nguồn lây nhiẽm chính cho lợn qua phân vào thức ăn, dụng cụ chăn nuôi. . . Điều đó cũng giúp giải thích vì sao tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng nền luôn cao hơn ở trong chuồng sàn.
Nguyễn Bá Hiên (2001) [9], cho biết tỷ lệ phân lập được vi khuẩn
Salmonella trong phân lợn bình thường là 73,61% với số lượng 26,53 triệu vi
khuẩn/1gram phân. Khi bị tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm Salmonella là 90,37% với số lượng vi khuẩn cao hơn nhiều (51,05 triệu vi khuẩn/ 1 gram phân). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng đều thấp hơn, nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này được trình bày ở phần 4.2.1.
Nguyễn Thị Ngữ (2005) [37] kiểm tra số lượng Salmonella trong phân của lợn nuôi trong chuồng nền tại Chương Mỹ-Hà Tây cho biết: ở lợn không bị tiêu chảy số lượng vi khuẩn/gram phân luôn thấp hơn so với ở lợn bị tiêu chảy. Cụ thể: ở lợn 1-60 ngày tuổi là 25,33 triệu vi khuẩn so với 46,70 triệu vi khuẩn. Kết quả xác định số lượng vi khuẩn Salmonella/gram phân của lợn nuôi trong chuồng nền của chúng tôi thấp hơn kết qủa này có thể do phương thức chăn nuôi, điều kiện địa lý, khí hậu thời tiết khác nhau.
Hình 4.7 cho thấy. ở lợn bị tiêu chảy số lượngvi khuẩn Salmonella /1gram phân tăng lên đáng kể so với bình thường ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng. Không có sự khác nhau nhiều về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng khác nhau.
Hình 4.6 : So sánh số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng
Hình.4.7: So sánh số lượng vi khuẩn Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy ở hai kiểu chuồng