Những nghiên cứu về điều trị tiêu chảy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 37 - 40)

Khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều nhà khoa học đã đi đến kết luận cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì hậu quả của tiêu chảy cũng có những nét chung đó là :

- Rối loạn chức năng tiêu hoá, hấp thu

- Rối loạn sự cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột - Rối loạn cân bằng nước và chất điện giải.

Vì vậy để điều trị hội chứng tiêu chảy có hiệu quả cần phải điều trị sớm, kịp thời, thực hiện biện pháp điều trị tổng hợp như kết hợp điều trị nguyên nhân, điều trị triêụ chứng, và bổ sung nước và các chất điện giải cho gia súc, đồng thời có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng họp lý, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.

Theo Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001)[8] sử dụng các loại kháng sinh và hóa dược để điều trị hội chứng tiêu chảy, lập lại sự cân bằng của tập đoàn vi khuẩn đường ruột, lập lại sự cân bằng nước và điện giải cho kết quả tốt.

2.3.2.1. Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng kháng sinh

Kháng sinh hiện nay vẫn được coi là lựa chọn hàng đầu để điều trị nhiễm khuẩn nói chung và hội chứng tiêu chảy nói riêng. Tuy nhiên hiện nay do việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở lợn một cách thiếu khoa học ở các địa phương dẫn đến hiện tượng kháng thuốc của một số chủng vi khuẩn đường ruột trong đó có E.coli và Salmonella. Do vậy để đạt hiệu quả cao trong điều trị cần phân lập các chủng E.coli và Salmonella và làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh mẫn cảm nhất.

một loại kháng sinh nào đó được dùng một thời gian dài thì hiệu lực điều trị sẽ giảm dần theo thời gian.

Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001)[8] khi thăm dò khả năng mẫn cảm của các chủng E.coli và Salmonella phân lập được từ các mẫu phân lợn bị tiêu chảy cho biết có 85% các chủng E.coli phân lập từ lợn con bị

tiêu chảy mẫn cảm với Neomycin, 65% với Chloramphenicol và 36% với Chlotetracylin. Cũng theo tác giả, có tới 92,5% các chủng Salmonella phân lập được mẫn cảm với Neomycine, 85% mẫn cảm với Furazolidon và 55% các chủng mẫn cảm với Chloramphenicol.

Theo Phan Thanh Phượng (1988) [39], có thể dùng kháng sinh Sulfadimerzin, Oxtetracyclin, Neomyxin, Streptomycin và Penicillin để điều trị tiêu chảy cho lợn. Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [37] cho rằng có thể dùng Cloroxit, Oreomycin, Tetracyclin, Sulfaguanidin, Sulfathiazon điều trị tiêu chảy cho lợn ngay từ khi mới phát sinh.

Theo NiconxkiV.V. (1986) [27] có thể điều trị tiêu chảy cho lợn bằng Biomycin, Biovetin, Neomycin, Furazolidon, Levamycetin, Syntomycin.

Nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] khi sử dụng Apramicin và Enrofloxacine chữa tiêu chảy cho kết quả 80% và 66%. Nếu kết hợp các loại kháng sinh này với Biosubtyl thì hiệu quả điều trị tăng lên 98% và 95%.

Nguyễn Thị Ngữ (2005) [32] cho biết Ciprofloxacin cho kết quả điều trị khỏi bệnh là 81,81%, Amocixyllin là 69,44%. Nếu dùng Ciprofloxacin kết hợp với men tiêu hoá HVS 80 để điều trị thì tỷ lệ khỏi là 94,1% ở lợn trên 60 ngày tuổi và 91,66% ở lợn từ 1-60 ngày tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu của Tô Thị Phượng (2006) [43] kháng sinh Ciprofloxacin, Enrofloxacin dùng điều trị tiêu chảy ở lợn cho kết quả cao 85,16% và 81,03% ở lợn 1 – 21 ngày tuổi. Khi kết hợp hai loại kháng sinh này với chế phẩm sinh học Microcin để điều trị cho tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn

2.3.2.1. Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học

Trong điều trị bệnh, đặc biệt điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, kháng sinh vẫn là biện pháp được sử dụng nhiều nhất bởi hiệu quả diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn một cách đặc hiệu của nó. Tuy nhiên ngoài tác dụng chính, kháng sinh còn có những mặt hạn chế do những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, đặc biệt đối với gia súc non, thường gây còi cọc, chậm lớn. Mặt khác một số kháng sinh còn gây tồn dư trong sản phẩm thịt ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra do việc quá lạm dụng kháng sinh trong điều trị đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc của các vi khuẩn gây bệnh, gây khó khăn trong việc điều trị.

Để khắc phục những hạn chế của kháng sinh, hiện nay các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu bào chế ra các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật hữu ích. Chế phẩm sinh học (Propiotic) được chế từ việc nuôi cấy các vi sinh vật hữu ích, có tác dụng chống lại vi sinh vật gây bệnh.

Lê Thị Tài và cs (1997) [47] đã nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi trường giàu dinh dưỡng, dùng chất hấp phụ thích hợp đã thu được chế phẩm bột subtilis và bào chế ở dạng viên để điều trị bệnh phân trắng và tiêu chảy ở lợn con. Theo kết quả thử nghiệm của tác giả thì viên subtilis chữa bệnh ỉa chảy đạt hiệu quả trên 90%.

Vũ Văn Ngữ và cs (1976)[28](1982)[30](1992)[31] đã để thời gian dài nghiên cứu sản xuất chế phẩm có tên là Subcolac. Subcolac là một dung dịch treo bao gồm 3 loại vi khuẩn là: Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus và E.coli Bacillus subtilis dùng để điều trị bệnh phân trắng lợn con với liều dùng 1 – 2ml/con trong 2-3 ngày có tác dụng chữa bệnh tốt hơn Tetracilin và Cloroxit. Lợn con khỏi bệnh không bị còi cọc và ít tái phát bệnh.

Nguyễn Văn Thắng (2001) [57] đã sử dụng chế phẩm sinh học EM do giáo sư Terruo Higa Nhật Bản bào chế để phòng và điều trị tiêu chảy ở lợn.

bú sữa với liều lượng 3ml/kg trọng lượng cơ thể, cho lợn con cai sữa với liều 5ml/kg trọng lượng cơ thể và với lợn trên 60 ngày tuổi với liều 7ml/kg trọng lượng cơ thể.

Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] đã dùng chế phẩm sinh học Biosubtyl dể điều trị lợn con tiêu chảy cho tỷ lệ khỏi bệnh là 68,4%.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong điều trị bằng cách cách cho gia súc ăn hoặc uống, đó là cách tốt nhất để đưa các chủng vi khuẩn có lợi vào đường tiêu hoá, nhanh chóng tạo khả năng tranh giành sự sống và ngăn cản sự phát triển các chủng vi sinh vật có hại, khôi phục nhanh chóng sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột. Do vậy các chế phẩm sinh học thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, viêm ruột cấp tính. Ngoài ra còn được dùng cho các trường hợp lên men bất thường, thối rữa ở ruột, bảo vệ các thành phần cộng sinh trong ruột và giúp lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ do sử dụng kháng sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w