Kết quả xác định tỷ lệ phân lập, số lượngvi khuẩn E.coli và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 80 - 85)

Sơ sinh – ca

4.3. Kết quả xác định tỷ lệ phân lập, số lượngvi khuẩn E.coli và

Salmonella trong phân lợn bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy.

Hội chứng tiêu chảy với đặc điểm dịch tễ phức tạp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh thường gặp ở lợn. Nguyên nhân gây tiêu chảy rất phức tạp, đã có nhiều công trình nghiên cứu đi đến kết luận cho dù là nguyên nhân nào thì cũng có vai trò tác động của vi khuẩn trong đó E.coli và Salmonella đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sinh bệnh. Bình thường E.coli và Salmonella sống

cộng sinh trong đường ruột của lợn, khi gây bệnh chúng sẽ phát triển nhanh về số lượng và tăng cường độc lực.

Để xác định vai trò của E.coli, Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng và sự biến động của chúng trong phân lợn tiêu

chảy có khác nhau hay không, chúng tôi đã xác định tỷ lệ nhiễm, số lượng của chúng trong/gram phân của lợn bị tiêu chảy và phân của lợn không bị tiêu chảy ở cùng nhóm tuổi lợn nuôi trong hai kiểu chuồng.

4.3.1. Vi khuẩn E.coli

Với những mẫu phân như trên chúng tôi tiến hành kiểm tra số lượng của vi khuẩn E.Coli và biến động của chúng, kết quả được tổng hợp trong bảng 4.6.

Về tỷ lệ phân lập: dù lợn bị tiêu chảy hay không bị tiêu chảy thì 100% số mẫu phân ở tất cả các lứa tuổi lợn nuôi trong hai kiểu chuồng đều phân lập được E.coli. Tuy nhiên lượng vi khuẩn này trong 1 gram phân của lợn bị tiêu chảy cao hơn nhiều so với lợn không bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong cả hai kiểu chuồng ở các lứa tuổi theo dõi.

Lợn nuôi trong chuồng sàn : 125,70 triệu vi khuẩn/gram phân so với 46,21 triệu vi khuẩn /gram phân gấp 2,72 lần.

Lợn nuôi trong chuồng nền, 129,71 triệu vi khuẩn/ gram phân so với 51,05 triệu vi khuẩn/ gram phân gấp 2,54 lần.

Xét theo lứa tuổi: Lợn cai sữa – 60 ngày tuổi có số lượng vi khuẩn E.coli/1gram phân cao hơn lợn sơ sinh – cai sữa cả khi tiêu chảy và không bị tiêu chảy. Tuy nhiên khi bị tiêu chảy thì số lượng của chúng luôn tăng hơn nhiều lần so với bình thường, cụ thể:

Lợn nuôi trong chuồng sàn: Số lượng vi khuẩn/gram phân của lợn sơ sinh – cai sữa: 124,28 x106 vi khuẩn so với 43,13 x 106 vi khuẩn, gấp 2,88 lần ở lợn cai sữa - 60 ngày tuổi: 127,13 x106 vi khuẩn so với 49,29 x 106 vi khuẩn , gấp 2,58 lần.

Lợn nuôi trong chuồng nền: số lượng vi khuẩn/gram phân của lợn sơ sinh – cai sữa: 126,87 x106 vi khuẩn so với 48,36 x 106 vi khuẩn, gấp 2,62 lần

ở lợn cai sữa - 60 ngày tuổi: 132,56 x106 vi khuẩn so với 53,75 x 106 vi khuẩn , gấp 2,47 lần.

Bảng 4.6: Tỷ lệ phân lập và số lượng vi khuẩn E.coli trong phân củalợn bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng

Mẫu phân của lợn Kiểu

chuồng Tuổi lợn

Không tiêu chảy Bị tiêu chảy

Số mẫu kiểm tra Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vk/1gr phân (106CFU) Số mẫu kiểm tra Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vk/1gr phân (106CFU) X mX X mX Sàn Sơ sinh – cai sữa 15 100 43,13 2,81 18 100 124,28 3,83 Cai sữa – 60 ngày 17 100 49,29 2,72 16 100 127,13 3,04 Tổng hợp 32 100 46,21 2,76 34 100 125,71 3,44 Nền Sơ sinh – cai sữa 14 100 48,36 1,70 15 100 126,87 4,11 Cai sữa – 60 ngày 16 100 53,75 2,79 16 100 132,56 3,64 Tổng hợp 30 100 51,05 2,28 31 100 129,71 3,87

Số lượng vi khuẩn E.coli/gramphân tăng mạnh nhất ở lợn con sơ sinh – cai sữa bị tiêu chảy. ở lợn nuôi trong chuồng sàn (gấp 2,88 lần) so với lợn không bị tiêu chảy cùng lứa tuổi và ở lợn nuôi trong chuồng nền là 2,62 lần. Theo chúng tôi trong giai đoạn này hệ vi khuẩn đường ruột của lợn chưa ổn định, nguồn thức ăn lại chủ yếu là sữa mẹ, khi nguyên nhân nào đó tác động gây rối loạn tiêu hoá thì sữa mẹ là môi trường dinh dưỡng tốt nhất để vi khuẩn

E.coli đã có số lượng lớn trong đường ruột nhân lên nhanh và gây bệnh.

Giai đoạn cai sữa – 60 ngày tuổi hệ vi khuẩn đường ruột khá ổn định. Tuy nhiên khi bị tiêu chảy thì số lượng vi khuẩn E.Coli/gram phân cũng tăng đáng kể so với ở lợn không tiêu chảy ở cả hai kiểu chuồng nuôi.

So sánh giữa hai kiểu chuồng nuôi cho thấy khi lợn bị tiêu chảy không có sự khác nhau nhiều về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân ở cả hai nhóm tuổi kiểm tra. Nguyên nhân đã được trình bày ở phần 4.2.

Theo nghiên cứu của Đoàn Thi Kim Dung (2004) [3] tỷ lệ phân lập được E.coli ở lợn 1-60 ngày tuổi bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy là 100%, về số lượng vi khuẩn/gram phân lợn 1-21 ngày tuổi, số lượng E.coli: 52,27 triệu tăng lên 128,75 triệu khi bị tiêu chảy, gấp 2,46 lần.

Tô Thị Phượng [43] cho biết tỷ lệ phân lập E.coli ở lợn ngoại là 100%. Số lượng E.coli trong phân lợn không tiêu chảy là 51,43 triệu vi khuẩn, tăng lên 132,66 triệu vi khuẩn /1gram phân.

Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [9] tỷ lệ phận lập E.coli ở các đối tượng lợn là 100%, Số lượng E.coli tăng từ 91,45 triệu vi khuẩn lên 174,09 triệu vi khuẩn /1gram phân.

Kết quả nghiên cứu về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Hình 4,6 cho thấy, tổng số vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy cao hơn nhiều so với lợn không tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng .Không có sự khác nhau nhiều về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w