Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 42 - 44)

Là một huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận tiện, đặc biệt địa bàn huyện có Công ty sản xuất giống lợn của Tỉnh do vậy chăn nuôi lợn rất phát triển.

Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, từ năm 2003 đến nay huyện đã tập trung chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu nông nghiệp, đưa những giống cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Ngành chăn nuôi từng bước đã có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn, con giống. Trong những năm qua tốc độ phát triển nghành chăn nuôi của huyện khá cao 18,5 %, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2007 là 39,5%. Trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2004 – 2010 yên định thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi, tăng nhanh sản lượng, giá trị hàng hóa, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, đến năm 2010 tỷ trọng ngành chăn nuôi phải đạt 44 % với các chương trình nạc hóa đàn lợn, lấy phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại làm khâu đột phá, áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay ngoài Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định chuyên sản xuất con giống

Yên Định còn có rất nhiều trang trại tư nhân nuôi lợn thịt và nái ngoại. Các trang trại tập trung tại các xã Định Long, Định Tường, Quý Lộc có trang trại nuôi tới 100 nái ngoại.

Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Định (2006)[34], số lượng lợn trên địa bàn Huyện qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 (bảng2.2).

Số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho thấy tổng đàn lợn hàng năm có tăng giảm qua các năm. Năm 2006 tổng đàn có giảm đi là do biến động của giá cả thị trường, dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh, liên cầu khuẩn… xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước làm cho người chăn nuôi dao động, chưa yên tâm sản xuất nên số lượng có giảm đi nhưng không nhiều.

Về cơ cấu giống cho thấy đàn lợn nội vẫn được duy trì ổn định qua các năm trong đó đàn lợn ngoại có xu hướng tăng mạnh, năm 2005 là 10.935 con đến năm 2007 là 24.582 con tăng 2,24 lần.

Bảng 2.2 : Số liệu thống kê số lượng lợn từ năm 2005 -2007 và mục tiêu phát triển đàn lợn đến năm 2010

Năm Tổng đàn (con) Lợn nội (con) Lợn ngoại (con) 2005 66.491 55.556 10.935 2006 63.239 50.171 13.068 2007 70.975 46.393 24.582 2010 120.000 65.750 54.250

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Định)

Số liệu trên cho thấy, cùng với mục tiêu phát triển chăn nuôi mạnh mẽ của tỉnh. Yên Định quyết tâm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn đặc biệt là lợn ngoại hướng nạc, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Yên Định đã tiến hành xây dựng, quy hoạch chi tiết đất đai để phục vụ cho phát triển chăn

người chăn nuôi, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng, mở lớp tập huấn kỹ thuật, cho vay vốn ưu đãi, hình thành các HTX nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm cho nông dân tại 2 xã Định Tường, Quý Lộc và có kế hoạch liên kết với các công ty để xây dựng nhà máy giết mổ gia súc và chế biến sản phẩm thịt tại huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa (Trang 42 - 44)