0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Chính sách giá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC - QUẢN LÝ KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM Ở CÔNG TY SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC HÀ NỘI TRONG HAI NĂM 1997-1998 DOCX (Trang 64 -71 )

II. những đề xuất cho công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng

c) Chính sách giá

Giá vừa là một đòn bẩy kinh tế vừa là một công cụ điều tiết quan trọng của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội là một hoạt động kinh tế đặc thù, đòi hỏi Nhà nước có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Chính sách giá của Nhà nước đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải giải đáp được các vấn đề sau đây:

- Nhà xuất bản Giáo dục cần điều tiết giá “đầu ra” cho Sách giáo khoa vì nhiệm vụ Giáo dục và các mục tiêu lâu dài của xã hội.

- Tỷ lệ phát hành phí hiện nay đối với Công ty không nên quy định cứng nhắc mà nên để Nhà xuất bản Giáo dục, Tổng Công ty phát hành sách, Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội, các cơ sở phát hành tư nhân tự thỏa thuận với nhau. Đối với mặt hàng Sách giáo khoa là mặt hàng cần phải phỏ cập rộng rãi đến khắp mọi miền đất nước, Nhà nước nên khuyến khích dàng tỷ lệ phát hành phí cao. (Được biết tỉnh Kon Tum được mua Sách giáo khoa với mức phí phát hành là 35%). trường hợp tỷ lệ phát hành phí cao ảnh

hưởng đến lợi ích kinh tế của Nhà xuất bản, Nhà nước cần tài trợ thỏa đáng. Nhà nước nên nghiên cứu để hình thành quỹ tài trợ cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phục vụ các vùng xa xôi, hẻo lánh, đồng bào dân tộc ít người.

Tất cả các vấn đề nêu trên, Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành đồng bộ để chính sách giá của Nhà nước đối với Sách giáo khoa cũng như các thiết bị, ấn phẩm thực sự là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy sự nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phát triển.

Trên đây, là những phương hướng cơ bản của đổi mới công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội hiện nay và nhất là trong những năm trước mắt. Những phương hướng trên cần phải được nghiên cứu và triển khai đồng bộ. Quá trình triển khai các phương hướng trên phải đặt trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Những đề xuất, kiến nghị trong từng phương hướng luôn được xem xét trong quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và đặt trong xu hướng vận động phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội đất nước. Đổi mới tổ chức quản lý ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong những năm trước mắt phải được bắt đầu từ chính những phương hướng cơ bản ấy.

Kết luận chung

Như vậy không chỉ trên lý thuyết mà qua tìm hiểu thực tế chúng ta càng thấy rằng công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm là tối cần thiết để một hoạt động sản xuất - kinh doanh diễn ra hiệu quả.

Dưới giác độ vi mô nó có thể làm tăng lợi nhuận, cải thiện nâng cao mức sống của công nhân viên. Trên bình diện vĩ mô, nó thúc đẩy việc tăng tích luỹ xã hội, phục vụ sự nghiệp Giáo dục và công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận và phúc lợi xã hội đó, công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm đã phát huy chức năng phản ánh và giám đốc một cách hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nói chung và tác nghiệp quản lý nói riêng của doanh nghiệp.

Vừa khoa học, vừa nghệ thuật, tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm tại Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội đã được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả, đáp ứng về cơ bản yêu cầu đặt ra về quản lý kinh doanh của Công ty trong tình hình mới.

Bên cạnh đó công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty cũng còn một số hạn chế nhất định đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty phải không ngừng trau dồi kiến thức, nghiên cứu tìm ra những cách thức, phương pháp ghi chép, phản ánh thông tin... mới hơn, hữu hiệu hơn nhằm không ngừng đổi mới và hoàn thiện làm sắc bén hơn công cụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên tinh thần đó luận văn đã đi sâu tìm hiểu và giải quyết trên hai góc độ. Với mong muốn mang kiến thức đã được trang bị để làm tốt hơn cho hoạt động thực tế và đánh giá khả năng của mình.

- Về mặt lý luận: Với những kiến thức được trang bị ở trường bản thân đã trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm, là

cơ sở cho việc đi vào tìm hiểu, tiếp cận thực tế và tiến tới lập luận, giải quyết vấn đề quan tâm.

- Về mặt thực tế: Bản thân đã đầu tư nghiên cứu và trình bày những điều đã nắm bắt được về thực trạng công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội. Từ đó mạnh dạn đề xuất một vài ý tưởng bản thân mong rằng sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác này.

Tóm lại, với tiềm lực của Công ty hiện nay và với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động, đoàn kết... Tôi tin rằng công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm nói chung và các biện pháp kinh doanh nói riêng sẽ ngày càng phát huy vai trò tích cực của mình cho sự nghiệp phát triển của Công ty.

Mặc dù bản thân rất nỗ lực, cố gắng song do thời gian và trình độ có hạn, luận văn chắc sẽ còn những hạn chế, sai sót, tác giả rất mong sự góp ý của thầy, cô giáo và bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Văn Khoacùng sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội đã tạo mọi thuận lợi để chuyên đề này được hoàn thành.

Hà Nội, tháng 05 năm 1999

Sinh viên

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998.

2. Luật lệ về công tác xuất bản - In - Phát hành. H-ĐHVH, Trang 56-57.

3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản Sự Thật 1991 - Trang 26,

36.

4. “Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh xuất bản phẩm”. Phó tiến sĩ Phạm Thị Thanh Tâm - Đại học văn hóa Hà Nội, 1995 (từ trang 24-29).

5. Đường Vĩnh Sường - “Đổi mới quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong

bước chuyển sang cơ chế thị trường”. Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế.

6. Hồ sơ thành lập và thành lập lại Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội - (Trang

35-36-37).

7. Phạm Thị Thanh Tâm - Phát hành sách Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi cơ chế

quản lý kinh tế. 1990-1992 (trang 12-19).

8. Giáo trình tổ chức kỹ thuật phát hành sách - Khoa phát hành sách trường ĐHVH.

9. GS.TS. Vũ Thích. “Kinh doanh theo cơ chế thị trường” H. ĐHKTQD, năm 1992 (trang 26-35-36).

10. Luật xuất bản nước CHXHCNVN. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

11. Các văn bản của Nhà nước về công tác xuất bản. 12. Một số Công báo.

Mục lục

Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1: Tổ chức quản lý và ý nghĩa của nó đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội

5

I. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm

5

1. Đặc điểm của việc tổ chức hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm 5 2. Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm 6 3. Mục tiêu kinh tế và phục vụ nhiệm vụ chính trị 13 II. ý nghĩa và nội dung của tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản

phẩm đối với Công ty Sáchvà Thiết Bị trường học Hà Nội

16

1. ý nghĩa của tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội

16

2. Những nội dung cơ bản khi tiến hành tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội

19

Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998

22

I. Giới thiệu chung về Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội 22 1. Quá trình tổ chức và quản lý của Công ty Sách và Thiết bị trường

học Hà Nội trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý

22

II. Thực trạng công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998

26

1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội

26

2. Những phương thức hoạt động chủ yếu của Công ty 29 3. Tình hình tổ chức và quản lý lao động trong Công ty 37 4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Sách và Thiết bị trường học

Hà nội trong hai năm 1997-1998

39

Chương 3: Nhận xét chung và một số ý kiến đề xuất qua nghiên cứu công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998

46

I. Nhận xét chung 46

1. Những ưu điểm và thuận lợi 47

2. Khó khăn và những tồn tại 48

II. Những đề xuất cho công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng

49

1. Quy hoạch lại hệ thống các đại lý của Công ty trên toàn bộ địa bàn Thủ đô Hà Nội

50

2. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với Công ty 56

3. Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty

57

4. Đổi mới công tác cán bộ 59

5. Đổi mới về chế độ, chính sách xuất bản - In - Phát hành Sách giáo khoa và thiết bị trường học

Kết luận chung 66

Danh mục tài liệu tham khảo 68

Mục lục 69

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC - QUẢN LÝ KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM Ở CÔNG TY SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC HÀ NỘI TRONG HAI NĂM 1997-1998 DOCX (Trang 64 -71 )

×