Vấn đề cạnh tranh trong hoạt động của các đại lý:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 docx (Trang 53 - 54)

II. những đề xuất cho công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng

b)Vấn đề cạnh tranh trong hoạt động của các đại lý:

Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế thị trường. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong điều kiện cơ chế thị trường tất yếu có cạnh tranh. hệ thống các đại lý phải được tổ chức, sắp xếp thế nào để các đại lý vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau. Các đại lý của Công ty đã được phân định bằng cách đánh số theo thứ tự từ 1 đến 60, cũng có đại lý được phân định rõ quyền hạn và khu vực kinh doanh. Hàng năm, các đại lý được Công ty cho đăng kí kế hoạch đặt mua Sách giáo khoa đối với từng đầu sách và cứ cuối vụ (đợt) Công ty đều có bản thống kê Sách giáo khoa đã bán cho các đại lý và gửi chính những bản thống kê này cho các đại lý đều được biết. “Sân” hoạt động của từng đại lý đã được “ngăn” qua chính số lượng sách mà các đại lý đã tiến hành mua của Công ty. Trong điều kiện đó tình hình cạnh tranh giữa các đại lý diễn ra như thế nào, phạm vi, mức độ ra sao ? cạnh tranh theo kiểu “chụp giật” vừa qua cần phải khắc phục, nhưng nếu thủ tiêu cạnh tranh sẽ làm mất đi một động lực phát triển.

Để có thể cạnh tranh được với nhau các đại lý phải tập trung giải quyết hai vấn đề sau:

- Đổi mới phương thức kinh doanh để Sách giáo khoa được phát hành nhanh, thuận lợi, tránh phiền hà cho Công ty (trong trường hợp giả lại).

- Hình thức của các đại lý phải được nâng cao hơn.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh Sách giáo khoa hiện nay, Công ty nên tổ chức cạnh tranh theo hình thức sau:

- Các đại lý cùng Quận, huyện cạnh tranh để thu hút khách hàng của chính Quận, huyện đó. Đó là những khách hàng ổn định và lâu dài. Khối các đại lý mới thành lập có thể hợp tác trao đổi các đầu sách bán chậm với nhau.

- Các đại lý xin hợp tác với Công ty tự tổ chức kinh doanh Sách giáo khoa theo một danh mục đăng ký hàng tháng.

Để việc cạnh tranh có thể tiến hành được phải có quan điểm “ngăn sân” và phân chia địa bàn Phát hành Sách giáo khoa đúng đắn, hợp lý, phù hợp. Nếu quá cứng nhắc trong việc quy định chức năng và cố định địa bàn phát hành Sách giáo khoa sẽ dẫn đến tình trạng cát cứ, độc quyền không thể tiến hành cạnh tranh được.

Đây là một vấn đề mà quá trình quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các đại lý phải tính đến để hoạt động kinh doanh Sách giáo khoa của Công ty nói chung và các đại lý nói riêng vừa có thể cạnh tranh vừa có điều kiện hợp tác với nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 docx (Trang 53 - 54)