II. những đề xuất cho công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng
a) Chính sách đầu tư vốn cho Công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước, giống như bao nhiêu Nhà xuất bản khác, Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải được giao vốn. Hiện nay, vốn Nhà nước cấp cho Công ty còn ở mức thấp, không đủ để hoạt động. Ví dụ, năm 1996 Công ty được cấp 500 triệu, năm 1997 là 578 triệu, năm 1998 là 620 triệu, trong khi đó doanh thu của năm 1996 là 22,6 tỷ, năm 1997 là 24,3 tỷ, năm 1998 là 27,5 tỷ. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ vốn được cấp so với doanh thu là quá thấp. Hiện nay, nếu xuất bản một đầu sách bình thường phải tốn khoảng 20 đến 30 triệu đồng, đối với Sách giáo khoa là loại hàng hóa đặc thù thì cũng trên dưới mức 20 triệu đồng và so với giá của nó khi được bán ra lại nhân lên gấp bội. Rõ ràng với lượng vốn được cấp hiện nay không thể bảo đảm cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường được. Nếu như, Công ty chọn hình thức vay vốn ngân hàng để hoạt động thì thường dẫn đến thua lỗ. Vòng quay vốn trung bình hiện nay của Công ty là 6 tháng. Với những tháng mùa vụ và với những đầu sách có lãi, lãi suất trung bình cũng chỉ đạt từ 6-9% doanh số. Với mặt hàng Sách giáo khoa do làm theo đơn đặt hàng và được Nhà nước tài trợ cũng chỉ được tính lãi suất là 6%. Vì vậy, ngay cả những đầu sách trong bộ Sách giáo khoa hay sách liên kết sản xuất (sách tham khảo) có lãi thì số lãi trong sản xuất kinh doanh thường không đủ để trả lãi tiền vay ngân hàng. Để khắc phục khó khăn trên, Nhà nước cần xem xét lại phương thức giao vốn và mức giao vốn hợp lý cho Công ty.
Mức giao vốn cần điều chỉnh theo kết quả sản xuất kinh doanh, không nên giao bình quân hoặc theo vị trí xã hội của mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm.