Vị trí được chọn cho sự phân tích là xã Dương Hĩa thuộc huyện Hương Thủy. Nĩ bao gồm phần chính là khu vực đồi thấp và núi (Bản ảnh 1, ảnh 9). Độ cao từ 200 m trên mặt biển,
ở các thung lũng sơng trải rộng và bằng phẳng (Bản ảnh 1, ảnh 2) tới các rặng núi cao với
đỉnh lên tới 825 m (Bản ảnh 1, ảnh 9; bản ảnh 4, ảnh 28; bản ảnh 24, ảnh 210). Hệ
thống đồi núi ởđiểm nghiên cứu này bị chia cắt từ Bắc đến Nam bởi các hẻm núi sâu, phổ
biến với các vách đá dốc đứng (Bản ảnh 1, ảnh 5). Đá phiến cấu kết với các mạch quáczít là kiểu đá mẹ chính ở khu vực nghiên cứu này (Bản ảnh 1, ảnh 5). Trên đỉnh núi cao nhất (thuộc dãy Mang Chan) chúng tơi đã quan sát thấy cĩ nhiều tảng quáczít nhơ lên (Bản ảnh 2, ảnh 18).
Rừng nguyên sinh giầu bị khai thác một phần và rừng thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là các kiểu thảm thực vật ưu thế ởđiểm nghiên cứu (Bản ảnh 4, ảnh 28, 30). Đồng thời, ởđộ cao thấp nhất, đặc biệt trên các vách dốc lưu vực sơng và dọc theo các thung lũng sơng rừng thứ sinh nửa rậm, trảng cây bụi vàtrảng cỏ thứ sinh chiếm ưu thế trên các khu vực rất rộng lớn (Bản ảnh 1, ảnh 2; bản ảnh 20, ảnh 174). Tuy nhiên, ở nhiều
điểm nghiên cứu rừng ven sơng suối vẫn cịn giầu các lồi thực vật tại chỗ và các quần xã thực vật nguyên sinh hầu như khơng bị thay đổi (Bản ảnh 20, ảnh 178, 180). Chúng tơi đã quan sát thấy thảm thực vật trên đá cĩ thành phần lồi rất phong phú đặc biệt tiêu biểu cho các khối quáczít lộ đầu trên một số đỉnh núi cao nhất ở điểm nghiên cứu (Bản ảnh 24, ảnh 210, 212).
Việc khai thác ở mức độ vừa phải là nhân tố chính gây xáo trộn thảm thực vật nguyên sinh trên các khu vực rộng lớn của điểm nghiên cứu này. Việc phun các chất hĩa học gây rụng lá đã phá hủy nghiêm trọng thảm thực vật trên nhiều đỉnh núi cao nhất mà hiện nay vẫn chỉ được bao phủ bới các quần xã tre nứa nghèo nàn. Ở những độ cao thấp trong phần Đơng của điểm nghiên cứu khơng cĩ thảm thực vật nguyên sinh vì tồn bộ đã bị cháy và khai thác kiệt.
Chúng tơi đã ghi nhận được 263 lồi Thực vật bậc cao cĩ mạch, thuộc 184 chi của 67 họ. Một số lồi sau đây đã giúp xác định đặc trưng của vị trí nghiên cứu này:
Adiantum flabellulatum, Appendicula cornuta, Argostemma spp., Bolbitis heteroclita, Bulbophyllum sigaldiae, Camellia corallina, Camellia elongata, Campylospermum striatum, Dendrobium aduncum, Dendrobium nobile, Dendrobium ochraceum, Elaphoglossum annamense, Eria floribunda, Eria lasiopetala, Flagellaria indica, Grewia bullot, Harmandia mekongensis, Knoxia sumatrensis, Liparis petelotii, Luvunga scandens, Manglietia rufobarbata, Peperomia parcilia, Phymatosorus scolopendria, Polygala tonkinensis, Popowia cambodiana, Pristiglottis saprophytica, Prosaptia urceolare, Rhapis excelsa, Schizaea dichotoma, Scindapsus schotii, Stenochlaena palustris, Strychnos wallichiana, Taeniophyllum pahangense, Vaccinium dunalianum Viola betonicaefolia, Xerospermum noronhianum.
Phần lớn nhất các lồi thuộc các lồi tại chỗ tiêu biểu cho các quần xã thực vật nguyên sinh. Chỉ cĩ 3 lồi của nhĩm này là khá phổ biến trong kiểu thảm thực vật thứ sinh, cụ thể
là Brucea javanica, Luvunga scandens và Micromelum falcatum. Nhĩm này chiếm khơng
đến 6,3% số lồi đặc trưng cho điểm nghiên cứu. Tất cả các lồi duy nhất cho điểm nghiên cứu là thành phần khơng thể thiếu của các quần xã thực vật tại chỗ nguyên sinh tiêu biểu cho điểm nghiên cứu. Trong số đĩ cĩ nhiều lồi thực vật sống bám trên cây như
Dendrobium nobile, Dendrobium ochraceum, Eria lasiopetala, Phymatosorus scolopendria, Taeniophyllum pahangense và Scindapsus schotii. Nhiều khối đá nhơ lên dọc theo các hẻm suối và trên các đỉnh núi tạo nên mơi trường sống cho một tập hợp giàu các lịai sống bắt buộc trên đá. Trong số đĩ cĩ các lồi rất hiếm, cụ thể như Appendicula cornuta, Argostemma sp., Bulbophyllum sigaldiae, Dendrobium aduncum, Elaphoglossum annamense, Eria floribunda, Liparis petelotii, Peperomia parcilia,và Viola betonicaefolia. Một số lồi cây bụi phổ biến trên đá cĩ thể chỉ tìm thấy ở những nơi cĩ nhiều quáczít nhơ lên dọc theo các rặng núi cao nhất trên đất axít đặc biệt (Camellia spp., Vaccinium dunalianum).
Những yếu tố rừng rừng nguyên sinh thực thụ hình thành một nhĩm lớn nhất của các lồi
đặc biệt cho địa điểm nghiên cứu. Những lồi này là Adiantum flabellulatum, Aquilaria sp., Asystasia sp., Atalantia sp., Bolbitis heteroclita, Campylospermum striatum, Gonocaryum lobbianum, Grewia bullot, Harmandia mekongensis, Knoxia sumatrensis, Lophaterum gracile, Manglietia rufobarbata, Polygala tonkinensis, Popowia sp., Prosaptia sp., Pteris semipinnata, Rhapis excelsa, Schizaea dichotoma, Strychnos wallichii
và Xerospermum noronhianum.
Các lồi tiêu biểu cho các quần xã cỏđầm lầy ngập nước của các thung lũng suối trong địa
điểm nghiên cứu là Flagellaria indica và Stenochlaena palustris. Chúng tơi đã phát hiện và ghi nhận một lồi Lan hiếm cộng sinh với nấm khơng cĩ diệp lục cĩ tên Pristiglottis saprophyticaởđiểm nghiên cứu. Điều này chỉ ra rằng đất ởđây cịn rất tốt, tiêu biểu cho rừng nguyên sinh. Trong số các lồi đặc hữu và gần đặc hữu thì các lồi đáng chú ý là
Bulbophyllum sigaldiae, Campylospermum striatum, Dendrobium ochraceum, Harmandia mekongensis, Liparis petelotii, Pristiglottis saprophytica và Taeniophyllum pahangense.
Chúng tơi đã lựa chọn các lồi thực vật để minh họa trong bản ảnh 31-32, ảnh 275-284. Một số lồi cĩ tên Argostemma sp. (HAL 8127) và Amomum sp. (HAL 8150) cĩ thểđược mơ tả là lồi mới cho khoa học. Việc phát hiện ở điểm nghiên cứu lồi Dendrobium ochraceum, một lồiđặc hữu địa phương rất hiếm cĩ ý nghĩa quan trọng. Nĩ cĩ giá trị lớn
để trồng làm cảnh hay đểlai tạo những dạng Lan mới để trồng.