Tăng cường sự hỗ trợ và giám sát của Nhà nước với ngành điều

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 88 - 89)

PHẦN LONG SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

3.2.3.7.Tăng cường sự hỗ trợ và giám sát của Nhà nước với ngành điều

Hiện nay cây điều không chỉ là loại cây xoá đói giảm nghèo mà còn là loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, có sức cạnh tranh, hứa hẹn đem lại nhiều ngoại tệ trong đất nước. Tuy nhiên, nhà nước chưa có sự quan tâm thích đáng đến ngành này,số lượng các đề tài nghiên cứu về cây điều còn ít. Hiện nay các giống điều cho năng suất cao đều là do nhân dân tạo ra, việc nghiên cứu máy móc thiết bị cho ngành điều chưa được sự hỗ trợ của nhà nước dẫn đến thiếu kinh phí. Ngành điều là ngành rất có tiềm năng, không đòi hỏi đầu tư nhiều, Nhà nước nên quan tâm đầu tư và phát triển.

Bên cạnh đó, do yêu cầu ngày của thị trường Mỹ ngày càng khát khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng trong khi hiểu biết của các doanh nghiệp còn hạn chế. Chính vì vậy, Nhà nước nên hỗ trợ và chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng lộ trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP và giám sát việc thực hiện nhãn hiệu đã đăng ký. Bên cạnh đó, việc tăng cường hoạt động quản lý thị trường, không để xảy ra gian lận thương mại xử nghiêm nếu vi phạm cũng rất quan trọng trong việc tạo điều kiện nâng cao thương hiệu điều Việt Nam cũng như phát triển ngành một cách ổn định.

KẾT LUẬN

Thị trường Mỹ đa chủng tộc, đa văn hóa với dân số trên 300 triệu dân, thu nhập bình quân vào khoảng 42.000USD/năm luôn là một thị trường đầy tiềm năng với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và với mặt hàng điều nói riêng. Tuy nhiên đây cũng là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều cần lưu ý không chỉ đối với công ty Long Sơn mà cả với các doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam khác.

Mặt hàng điều là mặt hàng rất có lợi thế cạnh tranh trong hoàn cảnh hiện nay- khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO do đây là mặt hàng Việt Nam tự trồng, tự chế biến điều, giá nhân công lao động rẻ, vốn nhiều năm đã không được trợ cấp của Nhà nước. Cái khó của ngành này đó là nguồn nguyên liệu bấp bênh, thiếu các vùng trồng điều được quy hoạch khoa học, thiếu giống cây tốt. Nhà nước cần xem xét và hỗ trợ vấn đề này để ổn định nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho điều xuất khẩu.

Với những thành tựu đã và đang đạt được, tương lai phát triển thị trường Mỹ là rất có triển vọng. Thế mạnh đặc biệt của mặt hàng điều của công ty đó là thương hiệu điều mà rất nhiều các tên tuổi xuất khẩu điều ở Việt Nam không có được. Phương châm “Chữ tín hàng đầu” giúp công ty vượt qua bao thăng trầm trong 7 năm qua. Tuy nhiên mặt hàng điều xuất khẩu của công ty Long Sơn nói riêng và ngành điều Việt nói chung vẫn chỉ là những mặt hàng ít giá trị gia tăng, dễ bị biến động giá cả.

Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu về thực trạng xuất khẩu hạt điều của công ty và của Việt Nam qua đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ.

Do kinh nghiệm, trình độ còn có hạn nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ban lãnh đạo công ty, các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 88 - 89)