Sửa đổi tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về điều nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 86 - 87)

PHẦN LONG SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

3.2.3.4.Sửa đổi tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về điều nhân

Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có tiêu chuẩn TCVN4850-1998 về nhân điều và điều thô. Tiêu chuẩn này được ban hành từ lâu mà không có sửa đổi bổ sung nên đã lạc hậu so với nhiều tiêu chuẩn khác về điều nhân thế giới. Hiện nay các nhà xuất khẩu Việt Nam đều phải ký hợp đồng bán nhân không chỉ với nhà nhập khẩu Mỹ mà còn cả các nước khác dựa trên tiêu chuẩn điều nhân của AFI. Nếu không tiến hành sửa đổi TCVN4850-1998, không xây dựng TCVN về điều thô và xây dựng GAP thì lợi thế canh tranh về giá của điều Việt Nam sẽ thấp hơn các nước khác trên thế giới.

3.2.3.5.Nhà nước nên có các ưu đãi về tín dụng và vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu điều

Vốn là một trong những vấn đề nan giải trong những năm gần đây đối với các doanh nghiệp nói chung. Đặc biệt do đặc thù của mình, ngành điều cần một khối lượng vốn rất lớn. Thường thì vốn kinh doanh của các doanh nghiệp điều chỉ có từ 10-30% là vốn tự có, còn lại là vốn vay. Các doanh nghiệp thường dùng vốn vay để mua điều thô, chế biến xuất khẩu rồi lấy tiền xuất hàng trả các khoản vay và lãi. Nhu cầu vốn hàng năm của ngành điều Việt Nam khoảng

5.000 tỷ, những năm gần đây lượng điều thô nhập khẩu ngày càng tăng, khiến nhu cầu về vốn vay ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tiếp tục cho vay như những năm trước: đồng loạt cho vay ngắn hạn khối lượng tiền lớn vào thời gian thu hoạch điều thì tình trạng “sốt giá ảo” là không thể tránh khỏi. Rất nhiều doanh nghiệp điều muốn vay vốn để mở rộng nhà xưởng, cải tiến công nghệ theo các tiêu chuẩn quốc tế nhưng với lãi suất cao như hiện nay (1,5%/tháng) thì khó có thể thực hiện được.

Muốn giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu điều trong thời gian tới thì Ngành ngân hàng và các ngành hữu quan cần xem xét và có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều các ưu đãi về tín dụng và vốn để đầu tư máy móc, công nghệ. Để làm được việc này Nhà nước cần đưa ra các biện pháp khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, thời gian cho vay hợp lý, không giải ngân chậm, thúc nợ sớm... Có như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều mới có điều kiện đầu tư vốn cho mua nguyên liệu, nghiên cứu thị trường, cải tiến công nghệ chế biến… góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 86 - 87)