Nguyên nhân từ phía các chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 73 - 74)

 Vùng nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất và xuất khẩu hạt điều chưa được quy hoạch một cách hợp lý, nhiều bất cập và lãng phí. Hiện nay,diện tích điều trồng bằng hạt theo phương thức quảng canh còn khá lớn: 304.809 hecta, chiếm tới 70,31% là điều giống cũ nên sản lượng và chất lượng không cao. Trong tổng số 128.737 hecta điều trồng giống mới cũng có hơn 50% số cây điều kém chất lượng hoặc trồng ở nơi ít thích hợp. Việc trồng điều tràn lan, không tiến hành chuyên canh, quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, thu mua đến chế biến cũng làm giá thu mua điều thô ở nhiều nơi trong nước tăng, giảm không ổn định, làm cả người trồng điều lẫn doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng.

 Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nghiên cứu thị trường của các công ty còn nhiều hạn chế. Vấn đề khá lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu điều hiện nay thiếu vốn kinh doanh dẫn tới khó khăn khi thu mua nguyên liệu, đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến xuất khẩu hay đổi mới công nghệ sản xuất. Mặt khác, những thông tin hỗ trợ xuất khẩu hạt điều của Bộ công thương cho các doanh nghiệp còn rất chung chung, không hướng vào phân tích, nghiên cứu sâu từng thị trường. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn khi tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu.

 Đồng thời sự giám sát của nhà nước đối với chất lượng điều cũng như việc thực hiện đúng các quy trình sản xuất tiêu chuẩn quốc tế con yếu, chưa có một quy chế xử phạt rõ ràng. Sự thiếu sót này làm ảnh hưởng đến chất lượng điều Việt Nam xuất khẩu cũng như giảm uy tín thương hiệu điều Việt Nam.

 Các công trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã được Nhà nước thực hiện nhưng kết quả đạt được còn hạn chế.

Vấn đề khuyến nông, chăm lo lợi ích của người trồng điều chưa được quan tâm đúng mức.

 Thuế suất nhập khẩu hạt điều (thô và chế biến) của Việt Nam khá cao (30%), nhưng nếu chế biến để xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế sau 275 ngày. Đa phần hạt điều của các doanh nghiệp Việt Nam chế biến là dành cho xuất khẩu (94%-98%), và sản lượng điều Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Không doanh nghiệp nào dại gì nhập điều thô bán trong nước để chịu thuế. Như vậy dường như mức thuế này là vô nghĩa với Nhà nước khi không thu được đồng nào, đã vậy còn làm ứ đọng vốn của các doanh nghiệp. Do đó, vô hình, thuế quan trở thành rào cản cản trở quay vòng vốn của các doanh nghiệp điều dẫn đến thiếu vốn đầu tư công nghệ, nhà xưởng, mua nguyên liệu.

Tóm lại, chương II đã trình bày khái quát về công ty cổ phần Long Sơn và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 73 - 74)