0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Thị phần của mặt hàng đó trên thị trường trong từng năm so với các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO (Trang 25 -27 )

Thị phần chiếm lĩnh là chỉ tiêu hay được sử dụng nhất để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Thị phần của hàng hoá là phần trăm thị trường mà hàng hoá chiếm lĩnh được trong một thời gian nhất định và được tính bằng công thức sau:

Thị phần sản phẩm của công ty

= Doanh thu sản phẩm của công ty X 100%

Doanh thu của toàn bộ thị trường

Chỉ tiêu này phản ánh mức tiêu thụ của thị trường đối với hàng hoá của doanh nghiệp. Qua đó phản ánh được mức độ ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm. Khi một sản phẩm được khách hàng ưa thích, rõ ràng nó có năng lực cạnh tranh. Khi xem xét sự biến động của chỉ tiêu này trong một khoảng thời gian nhất định ta có thể xác định, dự báo về xu hướng tăng giảm của thị phần cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Khi chỉ tiêu này lớn, hoặc có xu hướng tăng đó là một dấu hiệu tốt, sản phẩm đã và đang khẳng định vị trí trên thị trường. Ngược lại, thị phần sản phẩm của công ty nhỏ hơn kỳ vọng của doanh nghiệp hoặc đang có chiều hướng giảm thì doanh nghiệp cấp thiết phải đặt ra những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Còn nếu sản phẩm đã vào chu kỳ cuối của vòng đời sản phẩm thì doanh nghiệp có thể ngưng sản xuất và chuẩn bị tung ra sản phẩm mới.

Khi xem xét thị phần sản phẩm của một doanh nghiệp xuất khẩu người ta thường xem xét các chỉ tiêu sau:

Thị phần hàng hoá của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường là tỷ lệ phần trăm doanh số sản phẩm của công ty với doanh số toàn bộ thị trường. Qua chỉ tiêu này chúng ta biết được vị trí cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thị phần hàng hoá của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng quốc tịch. Là tỷ lệ phần trăm doanh số sản phẩm của công ty với tổng kinh ngạch xuất khẩu sản phẩm đó của quốc gia. Chỉ tiêu này cho biết năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu có cùng quốc tịch khác.

Thị phần so sánh là tỷ lệ so sánh doanh số sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Thị phần so sánh giúp các công ty đề ra được mục tiêu mở rộng thị trường của sản phẩm trong tương lai.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO (Trang 25 -27 )

×