PHẦN LONG SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
3.3.1.1. Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu phù hợp với tình hình mớ
Thị trường Mỹ những năm gần đây có những biến động khá phức tạp. Nền kinh tế Mỹ suy thoái làm ảnh hưởng phần nào đến sức mua những loại thực phẩm xa xỉ như hạt điều. Mặc dù chính sách miến thuế nhập khẩu hạt điều của nước Mỹ mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đây cũng là điểm thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh vào thị trường này. Các doanh
nghiệp Châu Phi đang dần tiến tới xuất khẩu điều nhân với chiến lược sản xuất bằng phương pháp sạch (phương pháp sinh học, tối thiểu việc dùng hoá chất), đồng thời do vị trí địa lý gần châu Mỹ hơn, tiết kiệm chi phí vận chuyển nên điều nhân của các quốc gia này sẽ rất có sức cạnh tranh. Chính sách định giá cao của công ty đã làm hạn chế khối lượng hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và ít thích hợp khi nền kinh tế Mỹ đang trong thời kỳ khó khăn, các nhà nhập khẩu rất quan tâm đến giá cả. Rất nhiều doanh nghiệp có uy tín khác đã xuất được hàng sang Mỹ với mức giá thấp hơn. Khi môi trường cạnh tranh thay đổi thì chiến lược của doanh nghiệp cũng cấn phải được điều chỉnh cho phù hợp thì mới có được những biện pháp để hạn chế bất lợi và phát huy lợi thế của mình, qua đó duy trì, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Như vậy, với năng lực cạnh tranh mặt hàng điều trên thị trường Mỹ giảm trong năm 2007 vừa qua, công ty cần ngay lập tức thay đổi chiến lược cạnh tranh của mình. Hội đồng quản trị, ban giám đốc cần bàn bạc xây dựng lại chiến lược cạnh tranh của công ty trên thị trường Mỹ. Đó có thể là chiến lược cạnh tranh bằng giá, giảm giá bán sản phẩm trên thị trường hoặc cạnh tranh bằng kênh phân phối: tiếp cận trực tiếp với các siêu thị, các nhà chiên điều để từng bước tiến đến gần hơn với người tiêu dùng. Việc giảm bớt các khâu trung gian sẽ giúp giảm bớt chi phí cũng như sự phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu. Thêm vào đó công ty cũng gần hơn với khách hàng, nắm bắt được nhu cầu để có thay đổi phù hợp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.