Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 50 - 52)

Môi trường kinh tế quốc tế:

Quá trình toàn cầu hoá làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Cụ thể hơn trong ngành điều, chính sự biến động của cung cầu thế giới về hạt điều đã quyết định đến giá cả hạt điều Việt Nam xuất khẩu. Thực chất, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam chưa ý thức được điều này, rất nhiều trong số họ tin rằng khi điều Việt Nam mất mùa thì tất yếu giá hạt điều phải tăng. Nhưng thị trường điều hiện nay là thị trường chung thống nhất, điều Việt Nam mất mùa không ảnh hưởng nhiều đến cung điều thế giới, nên giá điều nhân xuất khẩu cùng không vì thế là tăng.

Toàn cầu hoá cũng mang lại nhiều thuận lợi cho ngành điều khi mà cơ hội thâm nhập vào các thị trường mới rộng mở hơn, các rào cản được giảm bớt, các thủ tục trở nên nhanh gọn, dễ dàng hơn đồng thời việc nhập khẩu các trang thiết

bị, công nghệ mới. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều đối thủ cạnh tranh hơn cho ngành điều, cụ thể là sự xâm nhập các công ty chế biến điều có vồn FDI.

Môi trường kinh doanh quốc gia

Mặc dầu cây điều có nguồn gốc từ châu Mỹ xa xôi nhưng lại rất thích hợp với điều kiện tự nhiên miền Nam Việt Nam.Việt Nam rất có lợi thế trong việc trồng điều, đồng thời sản phẩm điều Việt Nam cũng có mùi vị thơm ngon đặc biệt. Đây chính là lợi thế cạnh tranh thiên phú của tất cả các doanh nghiệp điều Việt Nam.

Công ty cổ phần Long Sơn hoạt động trong một môi trường ổn định về chính trị, có nguồn lao động dồi dào,.. Công ty không phải tốn kinh phí để chống chiến tranh, chống khủng bố, chống bãi công. Ngoài ra quan điểm của Việt Nam là hợp tác về kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở hợp tác tôn trọng chủ quyền, đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt với Mỹ, thị trường xuất khẩu chủ lực của nhiều ngành kinh tế quốc gia, Việt Nam luôn cố gắng đàm phán để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp buôn bán trao đổi hàng hoá. Một trong những nỗ lực đáng phải kể tới đó là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ năm 2001. Trước khi ký kết mức thuế dành cho hạt điều Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ là 0,9% , sau khi ký kế hiệp định này Mỹ đã miễn thuế nhập khẩu cho điều Việt Nam. Quả thật, trong những năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến các vụ kiện chống bán phá giá tôm, cá tra, cá ba sa,..và áp đặt hạng ngạch dệt may, như vậy không phải nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có được sự thuận lợi như ngành điều.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế lớn đó là lạm phát ngày càng tăng, lãi suất vay ngân hàng tăng, đồng thời sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của đồng đô la. Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng dầu mỏ gây khó khăn cho kinh tế thế giới, nhiều nước trong cùng khu vực với Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mức độ lạm phát của những nước này lại không cao như nước ta. Đây

là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất nước ta khi mà chi phí tăng một cách tương đối.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w