Đặc điểm về công nghệ và thiết bị của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 44 - 48)

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình các công đoạn chế biến nhân điều xuất khẩu

Quy trình sản xuất hạt điều xuất khẩu gồm 9 bước chính sau đây: (1) Tiếp nhận và phơi sấy:

Hạt điều ở nước ta thường thu hoạch từ tháng 2– 4 hàng năm. Cây điều ra hoa kết trái từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau. Hạt điều còn tươi thường có trọng lượng 160-180 hạt/kg, độ ẩm từ 17-20%. Do vậy muốn bảo quản phải

Mua hạt điều thô trong nước

Phân loại hạt chín Phân loại hạt sống Phơi hàng Nhập khẩu hạt điều thô Nhập kho, chờ sản xuất Xử lý nhiệt, hấp Làm ẩm Tách nhân Vỏ hạt điều Làm chất đốt Sấy khô Bóc vỏ lụa Phân loại nhân Vỏ lụa chất đốt Bánh kẹo, rang muối, tiêu thụ trong nước Xuất khẩu Đóng gói, kẻ nhãn Khử trùng, hút chân không Dầu điều Ép dầu Dầu điều thành thẩm xuất khẩu Làm chất đốt Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ

phơi nắng trên các sân bê tông nhựa, xi măng,… khoảng 36 tiếng đồng hồ để độ ẩm xuống còn 8-10% có thể lưu kho chờ đưa chế biến. Người ta cũng có thể sấy khô hạt điều (như sấy ngô) nhưng chất lượng không tốt vì trong hạt điều có tới 20% dầu phenol.

(2) Phân cỡ hạt sơ bộ:

Hạt điều nguyên liệu sau khi phơi có trọng lượng 180-200 hạt/kg bình quân, nhưng lại có những hạt lớn và hạt nhỏ khác nhau không thể dùng cho cùng 1 máy cắt hạt, do vậy phải phân ra thành 3 hoặc 4 cở hạt. Người ta phân loại điều nguyên liệu trong các trống quay hình lục lăng có đục lỗ chia thành 3 hoặc 4 loại cho dễ cắt hạt.

(3) Làm ẩm:

Sau khi phân loại, hạt điều phải ngâm ẩm để khi xử lý nhiệt hạt khỏi bị cháy. Nếu xử lý hạt bằng phương pháp hấp thì không cần làm ẩm. (8h  12h). (4) Xử lý nhiệt

Hạt điều sau khi làm ẩm được cho vào xử lý trong bồn dầu có nhiệt độ 180-200 oC trong khoảng thời gian 1-3 phút tuỳ theo cở hạt và độ ẩm của hạt đưa vào chao với mục đích làm cho vỏ cứng nổ ra tạo khoảng trống với nhân và lấy bớt dầu ra khỏi hạt. Nếu hấp, người ta hấp trong nồi hấp khoảng 20 phút ở áp suất khoảng 20 át mốt phe.

(5) Cắt hàng:

Hàng được cắt bằng các máy cắt bán tự động, một lao động có thể cắt bình quân 60 kg hạt trong vòng 8 giờ với tỷ lệ bể từ 3-4% là vừa. Người ta cũng có thể cắt hạt bằng máy để có năng suất khoảng 150 kg/ 8 giờ nhưng với tỷ lệ bể rất cao khoảng 20%.

(6) Sấy hàng:

Hàng được sấy trong thiết bị gọi là phòng sấy. Hàng được sấy theo phương pháp động. Mục đích của sấy làm cho lớp vỏ lụa dòn dễ bóc ra khỏi nhân, diệt bớt vi khuẩn và có mùi thơm sản phẩm. Một mẻ sấy trong 10 giờ ở nhiệt độ +80 oC, với tỷ lệ hao hụt sau khi sấy khoảng 10%.

Ở Việt Nam hiện nay, bóc vỏ lụa hoàn toàn bằng thủ công (dùng tay để bóc), năng suất thấp, chỉ được khoảng 9 kg/8 giờ, nhưng tỷ lệ bể thấp, chỉ khoảng 10%. So với bóc bằng máy, tỷ lệ bể có thể lên đến 30%. Một công nhân lành nghề có thể vừa bóc vừa phân loại.

(8) Phân loại:

Hàng sau khi bóc được tổ chức phân thành 18 loại theo các tiêu chuẩn của TCVN 8005-1998 hoặc tiêu chuẩn của AFI Hoa Kỳ, Châu Âu…

(9) Hút chân không bơm CO2 hoặc N2, đóng gỏi kẻ mark:

Hàng sau khi phân loại phải được hút chân không bơm CO2 hoặc N2 trở vào để tạo môi trường tốt và diệt vi khuẩn. Sau đó, đóng gói (bao bì tái sinh) plastic, thùng thiếc kẻ nhãn theo hợp đồng và giao hàng (xuất khẩu).

Quy trình sản xuất điều chiên:

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất điều chiên

Hạt điều sau khi phân loại sẽ được cân định lượng theo mẻ và đưa vào nồi chiên chân không ở nhiệt độ 110 – 1300C, áp suất 0.7 – 1.0 atm, thời gian 3 – 6 phút. Sản phẩm sau khi chiên sẽ được ly tâm và tách lượng dầu còn bám trên hạt điều. Sau đó trộn muối và chuyển sang khu vực làm mát trước khi đóng gói. Sản phẩm được đóng gói theo các loại bao bì, trọng lượng theo nhu cầu của thị trường

1.3.3.4. Cơ cấu thiết bị hiện tại của công ty:

Nhìn chung, giá trị thiết bị máy móc dùng trong ngành điều không cao như nhiêu ngành công nghiệp khác. Hiện nay Việt Nam đã tự chế tạo được khá nhiều máy móc chuyên dụng trong ngành điều, giá cả rẻ hơn rất nhiều so với

Hạt điều Thành phẩm Trộn muối Ly tâm (tách dầu) Chiên (dầu) Dán nhãn, in hạn sử dụng Đóng gói Làm nguội

máy móc ngoại nhập, mà chất lượng không thua kém. Tuy nhiên vẫn có một số thiết bị công nghệ cao, khó chế tạo, bắt buộc phải nhập khẩu. Các thiết bị này đa số được nhập khẩu từ Trung Quốc, Ý, Hàn Quốc. Công ty thường xuyên theo dõi sự biến động của khoa học công nghệ, và đổi mới trang thiết bị máy móc, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Dưới đây là một số máy móc thiết bị chính của công ty:

Bảng 2.2: Cơ cấu thiết bị hiện tại của công ty (tính đến 31/12/2007)

STT Tên máy móc Nơi sản

xuất Ngày đưa vào sử dụng Số kỳ khấu hao Nguyên giá Giá trị còn lại

1 Băng chuyền rung hạt điều Việt Nam 1/8/2001 60 15.000.000 02 Máy đóng gói NK 1/12/2001 96 218.698.985 54.674.777 2 Máy đóng gói NK 1/12/2001 96 218.698.985 54.674.777 3 Tủ sấy nhân điều Việt Nam 1/10/2002 60 10.000.000 0 4 Máy sàng nhân điều Việt Nam 1/3/2003 72 12.000.000 2.500.027 5 Máy sấy Việt Nam 1/10/2003 96 77.546.000 37.157.452 6 Băng chuyền phân loại hạt điều Việt Nam 1/12/2003 60 20.500.000 4.099.990 7 Băng tải phân loại hạt điều Việt Nam 1/12/2003 96 76.000.000 38.037.678 8 Máy hút chân không Việt Nam 1/5/2004 84 33.333.333 14.236.119 9 Máy chiên điều Việt Nam 1/7/2004 84 150.000.000 76.785.724 10 Máy trộn hạt điều Việt Nam 1/10/2005 84 25.000.000 17.261.906 11 Máy ép bao PE hút chân không Việt Nam 1/2/2006 84 45.000.000 33.214.292 12 Máy đóng gói tự động NK 1/2/2006 84 93.239.278 68.819.498 13 Máy nghiền NK 1/8/2006 96 340.898.060 155.252.250 14 Máy cắt điều Việt Nam 7/6/2006 84 20.000.000 15.714.290 15 Đầu máy nén khí Việt Nam 1/11/2007 60 25.000.000 24.583.333 16 Máy dò kim loại NK 1/11/2007 72 137.707.020 135.794.422 17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy phân loại hạt điều theo màu

sắc NK 1/11/2007 72 62.575.542 61.706.737

Nguồn: Phòng kế toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 44 - 48)