mặt hàng điều trên thị trường Mỹ
Trong quá trình xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ, công ty đã phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên thị trường này. Là một doanh nghiệp tư nhân trẻ, công ty không chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp quốc doanh trong nước mà còn với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều lâu năm ở Ấn Độ và Brazil. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng sản phẩm của công ty vẫn có những điểm mạnh và đã khẳng định được vị trí trên thị trường Mỹ.
Công ty đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, đảm bảo giao hàng, được bạn hàng tín nhiệm. Không chỉ các khách hàng hiện tại biết đến sản phẩm của công ty mà còn nhiều công ty nhập khẩu Mỹ khác.Các khách hàng chưa bao giờ phải phàn nàn vì chất lượng điều Long Sơn kém chất lượng.
Trong những năm qua doanh thu mặt hàng điều từ thị trường Mỹ có xu hướng tăng, đồng thời chiếm thị phần ngày càng lớn. Những năm qua là những năm khó khăn của ngành điều. Năm 2005, tổng cộng các doanh nghiệp ngành điều lỗ 1000 tỷ đồng. Năm 2006 ngành điều lỗ 500 tỷ đồng. Rất nhiều doanh nghiệp điều Việt Nam đã phải phá sản, điêu đứng.Năm 2006, giá điều thế giới
lại suy giảm. Trong hoàn cảnh đó, thị phần của công ty tăng lên là điều rất đáng nể, chứng tỏ sức cạnh tranh cao của hàng hoá.
Nhờ các phương thức mua nguyên vật liệu linh hoạt, chất lượng sản phẩm của công ty được đảm bảo, không phải mua điều thô với giá cao ngay cả khi có sốt giá điều trong nước. Điều này làm cho giá cả công ty ổn định, giảm giá thành. Trong những năm qua công ty đã xây dựng các nhà máy mới tại Gia Lai nhăm mục đích tận dụng lợi thế theo quy mô, sử dụng nguồn nhân công rẻ để giảm giá thành sản phẩm.
Mặc dù sản phẩm công ty trên thị trường Mỹ chưa đa dạng nhưng công ty đã nhận thức được tiềm năng thị trường về những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và đang tiến hành thử nghiệm đa dạng hoá sản phẩm.