Văn hóa côngty

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 77 - 78)

Nhờ văn hóa của công ty, chúng ta biết được các chuẩn mực hành vi nào (chính thức, không chính thức, mức độ thi đua, khả năng cộng tác) được hoặc không được trông đợi hay đón chào trong môi trường làm việc hàng ngày. Văn hóa của công ty liên quan đến nhiều yếu tố như sau:

• Cách thức ăn mặc (quần áo công sở hay ăn mặc tự do)

• Các phương tiện liên lạc (thư điện tử, điện thoại, hay đến trực tiếp văn phòng )

• Cách đối xử của cấp trên, cấp dưới, và đồng nghiệp • Sử dụng họ hay là tên trong cách gọi tên

• Tinh thần làm việc và giờ làm việc • Tần số và mức độ thăng tiến

• Các hành vi “không được quy định” nhưng cần thiết trong giao tiếp

• Sự chấp nhận cái mới • Khả năng tuân thủ

• Thời gian được phép giải trí hoặc vui vẻ trong giờ làm việc • Đa văn hóa, mức độ nhạy cảm về giới tính, sở thích tình dục. • Quản lý mở hay khép

Cũng có thể có các dịch vụ khác như thức ăn thức uống tại chỗ, dịch vụ giặt đồ miễn phí, các phòng giải trí, quyền tham gia các câu lạc bộ y tế, hay những lớp học thể hình.

Thông tin về văn hóa của công ty thường được mô tả trên trang web của công ty. Ví dụ như, một công ty công nghệ dùng trang Web của mình để mô tả nền văn hóa của công ty như sau:

• Bạn có thể ăn quà thêm

• Hàng ngày được phục vụ rượu miễn phí cho bữa trưa • Được phục vụ liệu pháp xoa bóp miễn phí

• Có sân tập khúc côn cầu • Có phòng giải trí

• Có phòng tập thể dục

Tôi dám đánh cược rằng phân nửa số độc giả của cuốn sách này sẽ mong muốn được tuyển chọn và làm việc cho công ty này ngay bây giờ (Nó chắc hẳn phải có sân tập khúc côn cầu!). Nhưng còn về số độc giả không tin tưởng lắm về việc pha trộn giữa công việc và vui chơi cũng như không cảm thấy khó chịu khi phải mang theo một túi chứa đồ ăn dành cho bữa trưa đến một môi trường làm việc bớt căng thẳng hơn một chút? (Cung cấp thức ăn miễn phí thường có nghĩa là làm việc nhiều giờ hơn). Và có lẽ bạn sẽ thích làm việc cho một công ty có cường độ công việc thấp hơn một chút thay vì đòi hỏi cao và tốn nhiều sinh lực.

Tôi không có ý nói rằng bạn nên từ chối một cuộc phỏng vấn chỉ bởi vì đọc được điều gì đó đăng trên trang web, nhưng điều đó có thể là một yếu tố tham gia vào quyết định cuối cùng của bạn là liệu có nên nhận việc của công ty đó hay không (ở Chương 10, chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn về điều này).

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 77 - 78)