Hồ sơ giới thiệu về bản thân

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 91 - 95)

Sau khi đã tổng hợp các thông tin về người xác nhận và thư tiến cử, vấn đề tiếp theo là sắp xếp chúng như thế nào? Thông tin về người xác nhận và thư tiến cử là một phần nội dung của hồ sơ giới thiệu về bản thân mà bạn luôn mang theo đến bất cứ buổi phỏng vấn nào. Hồ sơ giới thiệu về bản thân được đựng trong một túi đựng hồ sơ kích thước 8,5 x 11 inch và bên trong tờ bìa có ngăn đựng hồ sơ. Túi đựng hồ sơ không cần phải đắt tiền, chỉ cần gọn gang, sạch sẽ, không đóng kín bằng đinh ghim và không nhàu nát. Màu sắc thì không thành vấn đề. Bạn nên sao lại trước nội dung bên trong vì bạn sẽ đưa toàn bộ túi hồ sơ này cho người phỏng vấn để họ giữ lại và xem xét. Hồ sơ nên bao gồm những giấy tờ sau:

1. Ngăn bên trái đựng ba thư tiến cử (không được đính vào bằng đinh ghim). Bạn nên để thư nào ấn tượng nhất lên trên.

2. Ngăn bên phải đựng danh sách những người xác nhận (phía trên lý lịch cá nhân và không được đính vào bằng đinh ghim) và lý lịch cá nhân mới nhất của bạn (đặt bên trên và có thể đính bằng đinh ghim).

Sau khi giới thiệu về bản thân bạn nên trao hồ sơ này cho người phỏng vấn. Bạn mở hồ sơ theo chiều thuận để người phỏng vấn có thể đọc được nội dung bên trong. Bạn hãy nói rằng “Tôi có mang theo đây một bản lý lịch nữa và một số tài liệu nữa mà quý ông/ bà có thể muốn

3. Reverand Sam Anton

Cha chánh xứ Nhà thờ Newburg ĐT: 455 – 783 – XXXX

Email: imthereverand9887@yahoo.com

xem qua” và dùng hai tay đặt túi hồ sơ trước mặt người phỏng vấn. Người phỏng vấn có thể đọc hồ sơ của bạn sau hoặc có thể đọc lướt qua ngay lúc đó và nhận xét. Bạn hãy để cho người phỏng vấn có thời gian đọc bằng cách ngưng không nói cho đến khi họ ngẩng lên nhìn bạn và hỏi bạn hay đưa ra nhận xét nào đó.

Đúng giờ

Làm sao để đúng giờ là vấn đề cuối cùng của công tác chuẩn bị cho buổi phỏng vấn mà chúng ta phải bàn đến trước khi chuyển sang phần hai của cuốn sách này (phần hai sẽ bàn về vấn đề làm thế nào để vượt qua từng bước diễn biến của cuộc phỏng vấn). Trừ phi bạn đã nắm rõ về lộ trình cũng như lượng xe cộ lưu thông vào thời điểm bạn phải đi phỏng vấn, bạn nên đi thăm dò vài ngày trước khi buổi phỏng vấn diễn ra.

Một hoặc hai ngày trước buổi phỏng vấn bạn nên dành thời gian để xác định lộ trình nào là dễ đi nhất đến địa điểm phỏng vấn. Bạn cũng đừng quên xác định nơi nào thuận tiện để đỗ xe và nên vào địa điểm phỏng vấn bằng cổng nào. Bạn phải tính xem trong lần đi thăm dò bạn đã mất bao lâu để đến được địa điểm phỏng vấn rồi cộng thêm vào đó khoảng nửa giờ đồng hồ để đề phòng có điều gì bất trắc xảy ra. Biết được đâu là nơi đến, mất bao nhiêu thời gian và đỗ xe ở đâu sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái và cho thấy bạn đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn thành công.

Những câu hỏi đặt ra trước buổi phỏng vấn để kiểm tra lại công tác chuẩn bị:

□ Bạn đã nêu lên được từ 20 đến 25 kỹ năng trong danh sách những kỹ năng mà bạn có hay bạn muốn có chưa?

Chương 5: Hoàn thành bước chuẩn bị chiến lược

□ Bạn đã chuẩn bị được từ 20 đến 40 câu minh họa, dẫn chứng để chứng tỏ rằng bạn sẽ thành công chưa?

□ Bạn đã tập hợp các thư tiến cử và liên lạc với những người xác nhận chưa?

□ Bạn đã trả lời được câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” nếu được hỏi chưa?

□ Bạn đã chắc chắn rằng mình đã làm hết sức mình để có thể có mặt tài buổi phỏng vấn đúng giờ và đã chuẩn bị mọi thứ cho một buổi phỏng vấn thành công chưa?

Nếu bạn đã chắc chắn về những điểm nêu trên thì chúng ta hãy chuyển sang bàn về buổi phỏng vấn.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 91 - 95)