Thực sự thì sếp cũ của tôi và tôi chẳng bao giờ nhìn thẳng mặt nhau Ông ta không chịu tăng lương cho tôi cho dù tôi đã xin tăng lương

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 122 - 124)

Ông ta không chịu tăng lương cho tôi cho dù tôi đã xin tăng lương không biết bao nhiêu lần.

Trường hợp bạn bị sa thải do công ty cắt giảm biên chế hay tái cấu trúc lại thì sao? Sau đây là ba nguyên tắc được rút ra từ kinh nghiệm để giải thích cho sự sa thải trong những trường hợp như vậy:

1. Đừng tự trách mình.

2. Đừng đổ lỗi hay tỏ ra là bạn oán giận công ty cũ.

3. Kết thúc phần giải thích hoàn cảnh bạn bị sa thải bằng một câu nhấn mạnh rằng bạn đang tìm một vị trí mới với những nhiệm vụ mới.

Bạn nên tránh kể những điều không hay về sếp cũ bằng mọi giá cho dù bạn có cảm thấy mình đã bị đối xử không công bằng.

Bạn hãy thử vận dụng những câu trả lời sau. Những câu trả lời này không bộc lộ điều gì tiêu cực và nó cho thấy bạn có một tiểu sử làm việc trong sạch và bạn mong muốn tiếp tục được làm việc.

Đáp:Sau khi công ty cũ của tôi trải qua một cuộc tái cấu trúc lớn, toàn bộ phòng ban mà tôi làm việc đã bị xóa bỏ. Hiện nay tôi mong muốn được khám phá những sự lựa chọn mới cho nghề nghiệp.

Hoặc:

Đáp: Vì gặp phải những vấn đề về tài chính rất nghiêm trọng, công ty cũ của tôi buộc phải cắt giảm biên chế. Thật không may là vị trí của tôi đã bị ảnh hưởng. Hiện nay tôi mong muốn được khám phá những cơ hội mới.

Hoặc:

Đáp: Công ty cũ của tôi cắt giảm nhân sự để phù hợp với sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Những người làm công việc như tôi phải chuyển sang một chi nhánh khác cách đó một ngàn dặm nhưng tôi không muốn chuyển đến đó. Tôi sẵn sàng theo đuổi những công việc khác tại địa phương.

Nếu bạn bị sa thải thì không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nào buộc bạn phải tiết lộ điều đó. Có nhiều người rất có năng lực cũng bị sa thải một cách tình cờ. Bị sa thải không phải là điều gì đó đáng xấu hổ. Đây cũng không phải là điều bạn nên nói với những người có khả năng tuyển dụng bạn.

Người chủ lao động cũ của bạn không thể tiết lộ một cách hợp pháp thông tin về việc bạn bị sa thải, nêu ra những điểm tích cực hay tiêu cực trong quá trình làm việc của bạn hay những điều tương tự như vậy. Một người chủ lao động chỉ có thể tiết lộ một cách hợp pháp những thông tin về nhân viên cũ của mình như sau:

1. Ngày nhân viên đó bắt đầu làm việc tại công ty.

2. Chức vụ cuối cùng của nhân viên đó trước khi rời công ty. 3. Ngày làm việc cuối cùng của nhân viên tại công ty.

Bây giờ thì bạn đã có chiến lược để trả lời những câu hỏi dạng ẩn ý một cách tốt nhất. Bạn hãy làm sao để buổi phỏng vấn cũng giống như buổi hẹn hò đầu tiên: đáng nhớ, vui vẻ và không quá nặng nề. Bạn không nên quá sa đà về các chi tiết mang tính cá nhân nếu không thì kết quả có thể không như bạn mong đợi của bạn.

Câu hỏi mang tính giả định (Nếu…thì…?)

Những câu hỏi ẩn ý thường được đặt ra dưới dạng câu hỏi giả định (nếu…thì…?)

Hỏi:Bạn sẽ làm gì nếu bạn phát hiện một nhân viên ăn cắp tài sản của công ty?

Điều người phỏng vấn thực sự quan tâm đằng sau câu hỏi này không phải là phản ứng và hành động của bạn khi phát hiện một nhân viên ăn cắp tài sản của công ty. Điều mà người phỏng vấn muốn biết là mức độ trung thành của bạn đối với công ty và liệu bạn có khả năng phán đoán không. Hãy xem thử bạn có thể đoán được đâu là câu trả lời tốt nhất trong tình huống này hay không:

A: Tôi sẽ nói với nhân viên đó rằng ăn cắp tài sản của công ty là hànhvi bất hợp pháp. vi bất hợp pháp.

B: Tôi sẽ báo cáo sự việc với cấp trên ngay lập tức.

C: Có lẽ tôi sẽ nói với nhân viên đó rằng tôi nghi ngờ họ đã ăn cắp tàisản của công ty và mong rằng họ sẽ hoàn trả lại những thứ họ đã lấy

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 122 - 124)