Đánh giá các kỹ năng của bạn

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 27 - 28)

Lập ra một bản đánh giá lại các kỹ năng của bạn chính là bước khởi đầu thành công trong bất cứ cuộc phỏng vấn xin việc nào. Chín mươi phần trăm các chủ sử dụng lao động nói rằng lý do chính yếu để họ không chấp nhận ứng viên là vì người được phỏng vấn không thể trình bày rõ ràng các kỹ năng của anh ta hay cô ta. Hãy đọc đoạn cuối của câu trên một lần nữa. Điều đó không có nghĩa là họ không có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc, mà có nghĩa là họ không thể trình bày thành lời các kỹ năng này một cách thuyết phục nhất.

Khi bạn làm xong các bài tập này ở hai chương kế tiếp, bạn sẽ tạo được nền tảng cho vô số các kỹ năng và thành tích cá nhân mà tôi gọi là “kho tàng kỹ năng” của bạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tiến hành đánh giá lại các kỹ năng mà bạn có. Đâu là các kỹ năng chung của bạn? Đâu là kỹ năng đặc trưng phù hợp với nghề nghiệp của bạn? Các tính cách làm tăng thêm giá trị cho bạn? Các năng lực hiếm có của bạn? Các tài năng và năng khiếu thiên bẩm đặc biệt làm cho bạn trở nên độc đáo?

Việc học tập từ những “câu chuyện” qua danh sách các kỹ năng của bạn là công việc mà chúng ta sẽ giải quyết cùng với nhau trong Chương 3, ở đó, bạn sẽ học phương pháp súc tích và hiệu quả nhất để diễn đạt thành lời các kỹ năng của mình với mẫu câu Định lượng (Q statements). Sẽ không có câu hỏi nào của phỏng vấn viên khiến bạn bối rối bởi vì bạn luôn luôn ở tư thế đã chuẩn bị sẵn những câu chuyện về thành tích của mình để có thể gây ấn tượng và thậm chí làm họ hoa mắt.

Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về năm loại kỹ năng: • Kỹ năng chung

• Kỹ năng đặc trưng nghề nghiệp • Tính cách

• Năng lực

• Năng khiếu thiên bẩm

Việc nhận dạng các kỹ năng của bạn chính là bước đầu tiên để chọn lựa các câu chuyện và ví dụ minh họa, từ đó bạn sẽ có thể trình bày các kỹ năng và kinh nghiệm của mình cho phỏng vấn viên một cách rõ ràng, thuyết phục (và thú vị) nhất.

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 27 - 28)