Các câu hỏi thẳng thắn, dể hiểu khác thường gặp

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 113 - 117)

Đối với những câu hỏi này, bạn có thể sử dụng danh sách các kỹ năng của bản thân và những câu có tính chất minh họa như đã nêu ở phần trước. Chẳng hạn như khi xem lại các kỹ năng của mình bạn có thể đặt ra các câu hỏi sau:

1. Bạn đã thuộc danh sách các kỹ năng của mình để có thể nêu lên tại buổi phỏng vấn hay chưa?

2. Bạn đã nắm rõ danh sách những đặc trưng cá nhân của mình để đưa ra dẫn chứng cho người phỏng vấn hay chưa?

3. Bạn có nhớ ba khả năng của bạn và những câu chuyện đã xảy ra trên thực tế để minh họa chưa?

4. Cuối cùng, câu nói có tính chất minh họa, dẫn chứng mà bạn chuẩn bị đã phác họa được một bức tranh rõ ràng về công việc bạn đã làm, làm cho ai, ở đâu và quan trọng nhất là thành quả đạt được như thế nào hay chưa? Nếu được như vậy rồi thì thật tuyệt.

Nếu bạn cảm thấy mình chưa nắm rõ phần trả lời và danh sách các kỹ năng đã chuẩn bị thì đây là lúc bạn cần phải xem xét lại và có những thay đổi nhất định để sao cho có thật nhiều thông tin và cho người phỏng vấn thấy rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất của họ.

Sau đây là một số ví dụ:

Hỏi: Hãy kể một số thế mạnh của bạn?

Đáp: Thế mạnh của tôi là kỹ năng đàm phán, đào tạo và kinh doanh. Một trong những ví dụ về khả năng đào tạo của tôi là dự án trong đó tôi chịu trách nhiệm đào tạo một nhóm 16 nhân viên mới cho bộ phận hỗ trợ và sau đó những người này đã có khả năng làm việc nhanh hơn 20% so với những người tiền nhiệm.

Để trả lời câu hỏi trên, người xin việc đã:

• Trích dẫn được ba kỹ năng hàng đầu từ danh sách các kỹ năng của bản thân.

• Tập trung vào một trong những kỹ năng đó và minh họa bằng một câu định lượng.

Chúng ta hãy chuyển sang một câu hỏi khác thuộc dạng này.

Hỏi: Theo bạn thì sếp gần đây nhất của bạn sẽ nói gì về bạn?

Đáp: Tôi tin bà ấy sẽ nói rằng tôi là một người sáng tạo, đáng tin cậy và chuyên nghiệp. Một ví dụ về khả năng sáng tạo của tôi là tôi đã viết một chương trình phần mềm để đào tạo các nhân viên mới và chương trình đó đã giành được giải thưởng.

Lần này, người xin việc đã:

• Chọn ra ba đặc trưng cá nhân nổi bật nhất trong danh sách những kỹ năng của bản thân.

• Tập trung đi sâu vào một ví dụ điển hình về thành quả đạt được trong công việc.

Chiến lược trên cũng được áp dụng cho câu hỏi sau:

Hỏi: Theo bạn thì các đồng nghiệp cũ sẽ nói gì về bạn?

Đáp:Theo tôi, họ sẽ nói rằng tôi rất thân thiện, làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp. Một trong những biểu hiện của sự thân thiện đối với đồng nghiệp là tôi luôn coi việc đưa các đồng nghiệp mới đến làm ở công ty đi ăn trưa ít nhất là một lần trong tuần đầu tiên của họ tại công ty là một thông lệ. Tôi biết cái cảm giác bỡ ngỡ khi mới đến làm ở một nơi nào đó và bạn sẽ rất coi trọng những nỗ lực giúp đỡ bạn của bất kỳ một đồng nghiệp nào khác trong công ty. Làm thế nào để các đồng nghiệp luôn cảm thấy thoải mái là điều mà tôi cho rằng rất quan trọng. Tôi rất mong có được cơ hội để đem lại cảm giác thân thiện như vậy

Bạn vẫn còn bối rối ư? Sau một số ví dụ nữa bạn sẽ biết cách vận dụng mẫu câu trả lời này.

Hỏi: Những thành quả nào trong cuộc sống mà bạn cảm thấy tự hào nhất?

Đáp:Tôi cảm thấy tự hào vì tôi đã tự sản xuất, viết kịch bản và đạo diễn được một bộ phim tài liệu của riêng mình, vì tôi đã giành chiến thắng trong cuộc thi ba môn phối hợp cấp thành phố và vì tôi đã sản xuất được một chương trình cho Đài Truyền hình CBS. Khi sản xuất bộ phim tuần cho Đài Truyền hình CBS, tôi đã rút ngắn lịch làm việc xuống bớt 3 ngày và tiết kiệm cho đài 650.000 đô la.

Một lần nữa, người xin việc đã:

• Chọn ra ba thành tựu trong cuộc sống ( 2 trong công việc và 1 trong đời sống cá nhân).

• Tập trung vào một trong ba thành tựu đó và minh họa bằng mẫu câu định lượng.

Hỏi: Theo bạn thì những kỹ năng nào của bạn có thể góp phần mang lại lợi ích cho công ty chúng tôi?

Đáp:Tôi tin rằng kỹ năng về quản lý, cân đối ngân sách và kỹ năng mua hàng của tôi sẽ mang lại lợi ích cho công ty quý vị. Tôi đã thiết lập được một quy trình mua vật tư góp phần giảm 37% chi phí mua vật tư hàng năm. Đây cũng là điều mà tôi muốn làm cho công ty của quý vị.

• Câu nói “Đó là điều mà tôi cũng muốn làm cho công ty của quý vị” sẽ rất có sức mạnh và tính thuyết phục cao nếu nó đứng sau một câu trả lời ấn tượng và trau chuốt. Bạn hãy thử xem sao! Câu hỏi dưới đây có thể được áp dụng cho những người thay đổi hoàn toàn nghề nghiệp của mình. Câu hỏi này được đặt ra nhằm đánh giá xem họ có những kỹ năng phù hợp với nghề nghiệp mới hay không.

Hỏi: Điều gì làm bạn cảm thấy sẵn sàng để chuyển nghề từ một nhà giáo dục về sức khỏe cộng đồng sang một nhà biên tập sách? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đáp:Nếu quý vị cần tìm một người có thể nâng cao tinh thần làm việc của mọi người trong công ty thì tôi tin rằng tôi là người mà quý vị cần tìm. Trong thời gian làm việc tại công ty gần đây nhất, dưới sự lãnh đạo của tôi, sự hài lòng của nhân viên công ty đã tăng từ 1,7 lên 4,9 (tính theo tỷ lệ từ 1 đến 5) chỉ trong vòng một năm và tỷ lệ những người vắng mặt không có lý do chính đáng cũng giảm hơn 51%. Đây cũng là điều mà tôi muốn làm cho công ty của quý vị.

Nếu ai đó hỏi bạn rằng theo bạn thì lý do tại sao họ lại muốn tuyển dụng bạn, thường thì bạn rất dễ trả lời: “Bởi vì tôi là người thích hợp nhất cho công việc này”. Bạn không nên trả lời như vậy. Cho dù bạn có thể đúng đi chăng nữa nhưng người phỏng vấn không thể đánh giá trên cơ sở một quan điểm đơn thuần mà không có dẫn chứng. Thay vào đó, bạn có thể thuyết phục được người phỏng vấn bằng việc đưa ra một câu dẫn chứng về một trong những thành quả của bạn và kèm theo đó là câu “Đó cũng chính là điều mà tôi muốn làm cho công ty của quý vị”.

Mẫu đối thoại sau là giữa người phỏng vấn với một người đang xin vào vị trí trình dược viên của một công ty dược:

Hỏi: Bạn có thể đóng góp được gì cho công ty chúng tôi?

Đáp: Tôi có thể đóng góp những hiểu biết sâu rộng của mình về các sản phẩm dược, khả năng trình bày tốt và tuân thủ chặt chẽ quy trình tiếp theo sau bán hàng. Một ví dụ về quy trình tiếp theo sau bán hàng của tôi tại công ty cũ là tôi luôn luôn gọi điện cho khách hàng 3 ngày sau khi bán hàng và sau đó cứ hai tháng tôi lại gọi cho họ một lần để chắc chắn rằng họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm. Tôi rất vui mừng vì trong quý ba chúng tôi đã thu được 2 triệu đô la từ công việc kinh doanh với một khách hàng lớn nhờ những nỗ lực tuân thủ chặt chẽ quy trình tiếp theo sau bán hàng. Tôi cũng mong muốn đem lại những

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 113 - 117)