Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 84 - 88)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.

6. Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nhà nước. Không chỉ thông qua hệ thống các trường chuyên ngành trong nước để đào tạo cán bộ chuyên trách hoạt động ĐTNN mà cần mạnh dạn gửi ra nước ngoài đào tạo cũng như thuê các chuyên gia hàng đầu cảu nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa đảm đương hoặc còn yếu kém. Đó củng chính là cách

nhanh chóng tiếp cận được những kỹ năn trong hoạt động đầu tư đáp ứng tốt hơn cho công việc trước mắt và lâu dài.

Xây dựng và sớm đưa vào thực hiện quy chế cán bộ Việt Nam tham gia hội đồng quản trị lý DNLD trong đó cần quy định rõ ràng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và chính trị, trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ trong và sau thời thời gian làm việc tại các doanh nghiệp ĐTNN chế độ báo cáo, kiểm tra.

Tổ chức đào tạo chính quy và thường xuyên tập huấn số cán bộ Việt Nam hiện đang làm việc tại các DNNN trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ pháp luật kinh nghiệm cần thiết nhất. Tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các chương trình phù hợp với nhu cầu và triển vọng thực tế số lao động này.

Khuyến khích và có quy định cụ thể với các dự án FDI về đào tạo tay nghề nhất là huấn luyện kỹ thuật có chính sách yêu cầu các công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lý địa phương ... nhờ đó khắc phục tình trạng phụ thuộc vào công nghệ và tình trạng áp đảo của người ngoại quốc trong nền kinh tế, nhất là trong những dự án đầu tư trung hạn và dài hạn.

Các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt nam trong thời gian tới như đã nêu ở trên có thể chưa đủ nhưng đó là các giải pháp cơ bản cần được thực hiện đồng bộ liên tục và nhất quán như linh hoạt theo không gian và thời gian cụ thể. Đồng thời cần cân nhắc đến tính hai mặt của một số giải pháp để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Trong các giải pháp trên giải pháp “ đảm bảo môi trường chính trị xã hội ổn định cho hoạt động thu hút FDI ” là giải pháp quan trọng hàng đầu vì nó đảm bảo cho sự an toàn của các nhà đầu tư. Vấn đề con người mà cụ thể là ”chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN” được coi là giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp bách. Tuy nhiên nếu chú trọng riêng từng giai pháp thì chưa cải

thiện môi trường đầu tư hiện tại bởi vì đảm bảo sự hài hào giữa lợi ích nhà nước - chủ đầu tư - người lao động trở thành yêu cầu và tiêu chuẩn cao nhất để” định chuẩn” sự đúng đắn và liều lượng của các giải pháp thu hút FDI.

KẾT LUẬN

Có thể nói Việt Nam bước vào một giai đoạn mới, một thời kỳ mới, một cơ hội mới để đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đưa đất nước hòa nhập với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Để có được điều đó phải kể đến vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bằng việc thực hiện chính sách cơ chế mở, nền kinh tế nước ta đã từng bước ra khỏi tình trạng thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, giải quyết được nạn thất nghiệp, cán cân thanh toán thường xuyên thiếu hụt. Một lần nữa khẳng định vai trò tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển - kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng.

Tuy nhiên, để đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn, thúc đẩy phát triển chung của các ngành kinh tế, tạo ra sản phẩm xã hội dồi dào, làm động lực cho sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta thì trước hết về các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu tổng thể và rút ra những cái được và chưa dược trong lĩnh vực đầu tư để từ đó có những khuynh hướng cho việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện ngày càng hoàn chỉnh và trở nên hấp dẫn hơn, thiết thực hơn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng để thực hiện thành công chiến lược thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài yêu cầu chúng ta phải giải quyết những vấn đề bức xúc như cải thiện môi trường pháp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài và phải vượt qua được những thử thách đang đặt ra trước mắt.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w