Tất cả các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 26 - 27)

nhận đầu tư.

Mỹ là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất (133 tỷ USD năm 1998 và khoảng 140 tỷ USD năm 1999), đồng thời cũng là nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất thế giới, 123,8 tỷ USD năm 1998, 145 tỷ USD năm 1999 và gần 200 tỷ USD năm 2000. Năm 1998, EU đầu tư ra nước ngoài 386 tỷ USD, nhưng cũng tiếp nhận 2390 tỷ USD vốn FDI, là khu vực đầu tư và tiếp nhận đầu tư trực tiếp lớn nhất thế giới. Bẩy nước công nghiệp phát triển (G7) chiếm 4/5 tổng FDI toàn thế giới nhưng cũng thu hút trên 2/3 vốn đầu tư.

Quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc giúp các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình khi tham gia đầu ra nước ngoài, đồng thời cũng được bổ sung các mặt hạn chế (nhất là về công nghệ và năng lực quản lý đối với các nước đang phát triển), làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế trong nước thông qua việc tiếp nhận FDI. Đây là cơ sở của sự gia tăng xu hướng đầu tư song phương thay cho khuynh hướng đơn phương, một chiều trước đây.

Một số nước đang phát triển hiện hiện nay ngoài việc tiếp nhận FDI từ các nước phát triển cũng đang vươn lên trở thành các chủ đầu tư quốc tế có uy tín như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông ... Tuy nhiên, đầu tư FDI từ các nước này chủ yếu vào các nước cùng khu vực địa lý và mang tính chất chuyển giao các ngành, cơ sở kinh tế có năng suất lao động thấp sang các nền kinh tế kém phát triển hơn.

Mặc dù vậy, tại những khu vực và nền kinh tế yếu kém như Châu Phi, nguồn vốn FDI vẫn chủ yếu vận động theo một chiều từ các nước phát triển về châu lục này.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 26 - 27)