II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
2. Những tác động tiêu cực và vấn đề còn tồn tại.
2.7.1. Ảnh hưởng của FDI đến tỷ giá hối đoái và các cán cân Thương mại.
Sự tăng nhanh của luồng vốn FDI đã tác động không nhỏ đến CCTTQT của đất nước trong những năm qua. Để thấy được tác động của nó, ta cần xét tác động của nó đến tỷ giá hối đoái, cán cân Thương mại và cán cân vốn.
2.7.1. Ảnh hưởng của FDI đến tỷ giá hối đoái và các cán cân Thươngmại. mại.
FDI có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân Thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Bên cạnh đó vốn nước ngoài còn có thể làm thay đổi cán cân Thương mại thông qua ảnh hưởng của nó đến tỷ giá hối đoái và gián tiếp hơn là ảnh hưởng đến lãi suất.
* Tăng tính mất ổn định của tỷ giá hối đoái.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ giao dịch chủ yếu trong nước và đô la Mỹ, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến cán cân Thương mại
quốc tế của Việt Nam và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cũng như sự hoạt động của các doanh nghiệp trong nước.
Bảng 14: Tình hình xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 TGHĐ 4200 6650 12720 10720 10835 11050 11013 11113 12275 13900 Tốc độ tăng, giảm (%) 58,3 91,3 -15,7 1,07 1,98 -0,33 0,9 10,45 13,2
Số liệu thống kê trên cho thấy từ sau năm 1990 khi luồng vốn FDI tăng lên liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá giữa VNĐ và USD: từ 6.650đ/ USD năm 1990 tăng lên 12.720đ/ 1USD năm 1991, sau đó giảm xuống 10.720đ/ 1 USD năm 1992 và trở nên ổn định. Đặc biệt 3 năm 1994 - 1996, khi luồng vốn FDI vào Việt Nam tăng khá nhanh thì tỷ giá danh nghĩa giữa USD/ VNĐ hầu như không tăng trên thị trường, tức là VNĐ bị đánh giá cao so với USD. Điều này ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu, nó sẽ khuyến khích nhập khẩu. Đẻ ngăn chặn xu hướng này, Nhà nước phải đưa ra các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nân na thuế nhập khẩu. Trên thực tế, từ năm 1991 đến năm 1996 mức thuế nhập khẩu tăng 2-3 lần, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong tình hình này, việc đồng nội tệ bị đánh giá cao không có lợi cho cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Mặc dù có sự can thiệp như vậy, nhưng kim ngạch nhập hẩu vẫn tăng nhanh trong thời kỳ này, làm cho cán cân Thương mại thâm hụt đáng kể, từ năm 1994 đến 1996 thâm hụt năm sau tăng gấp đôi năm trước.
Có thể nói đồng Việt Nam bị lên giá giai đoạn này là hậu quả không thể tránh khỏi của việc luồng vốn nước ngoài đổ vào và tăng lên nhanh chóng và chính sách hạn chế nhập khẩu của chính phủ. Việc lên giá của tiền đồng Việt Nam là một nguyên nhân góp phần thâm hụt cán cân Thương mại của Việt Nam.
* Ảnh hưởng xấu đến cán cân Thương mại.
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì vấn đề tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu, cản thiện cán cân Thương mại là mục tiêu phấn đấu của chúng ta.
Bảng 15: Ảnh hưởng của FDI đến CCTTQT.
Đơn vị: triệu USD.
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998