Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 46 - 49)

I. THỰC TRẠNG FDI VÀO VIỆT NAM 1 Quy mô và nhịp điệu đầu tư.

5. Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư.

Thời kỳ từ 1988 - 1998, thì liên doanh là hình thức đầu tư phổ biến của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hình thức này chiếm tới khoảng 61% số dự án và 70% vốn đăng ký. Tuy nhiên theo thời gian thì hình thức này có xu hướng giảm xuống, hình thức 100% vốn nước ngoài tăng lên.

Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư (%) Ngành 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Liên doanh 60,6 56,3 66,9 74,0 69,0 76,7 50,2 57,3 59 59 57,9 100% vốn nước ngoài 11,1 18,6 28,5 22,5 25 14,9 26,9 25,3 29 29 30,57 Các hình thức đầu tư khác 28,3 25,1 4,6 3,5 6,0 8,4 22,9 17,4 12 12 10,37 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo của IMF số 99/155 tháng 7/1999

Bảng 8: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư tính đến 31/12/2002 Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD Tỷ trọng (%) Số dự án Vốn đăng ký 100% vốn nước ngoài 2425 14266,079 65,97 36,387 Liên doanh 1088 19748,004 29,597 50,369 Hợp đồng hợp tác KD 157 3761,142 4,27 9,844 BTO, BOT, BT 6 216,941 0,16 3,399 Tổng 3676 39206,692 100 100

Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sở dĩ là như vậy là do thời kỳ đầu, các thủ tục triển khai dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khía nhiều nấc và rất phức tạp, trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế - xã hội pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ cùng một lúc khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như thực hiện dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Những năm gần đây, số doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên.

Hiện tượng số dự án đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh xin chuyển thành hình thức 100% vốn nước ngoài nhiều bắt nguồn từ việc liên doanh gượng ép và không ngang tầm các đối tác. Bên Việt Nam bị hạn chế về mọi mặt trong khi đối tác nước ngoài là những công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh và theo đuổi chiến lược kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lược kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, do bị chi phối ràng buộc bởi nguyên tắc nhất trí trong luật đầu tư nước ngoài của ta quy định còn cứng nhắc, làm cho chủ đầu tư nước ngoài bị hạn chế trong các quyết định sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.

Mặt khác, sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư Châu á có điều kiện hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục, tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được nâng lên trong điều kiện các thủ tục cấp giấy phép của Việt Nam đang từng bước được cải thiện ngày càng đơn giản hơn trước, và cũng xuất hiện những tổ chức tư vấn giúp các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục triển khai, tổ chức sản xuất kinh doanh của các dự án tương đối có hiệu quả. Vì vậy nhu cầu đối tác với Việt Nam để tiến hành các thủ tục đối với các nhà đầu tư nước ngoài giảm đi rất nhiều. Không những thế, khi tham gia liên doanh do khả năng Việt Nam thường yếu cả về vốn đóng góp và cán bộ quản lý, mặt khác nhiều nhà đầu tư nước ngoài không muốn chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp với bên Việt Nam hoạt động đầu tư. Do đó, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày nay có xu hướng tăng lên cả tuyệt đối lẫn tương đối.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 7,1% số dự án và 10% số vốn đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông.

Từ năm1993, Việt Nam bắt đầu áp dụng hình thức Hợp đồng Xây dựng chuyển giao - kinh doanh (BTO); Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); Xây dựng - chuyển giao (BT). Cho đến nay đã có 6 dự án đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức này với số vốn đăng ký khoảng 39.206 triệu USD.

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của khu vực FDI: Cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI đã đạt được những kết quả khả quan. Hơn 15 năm qua cũng đã ghi nhận những đóng góp tích cực của khu vực FDI đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn nhiều tồn tại của khu vực FDI, việc đánh giá những thành công và thất bại của FDI sẽ cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về FDI, từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w