II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
2. Những tác động tiêu cực và vấn đề còn tồn tại.
2.6. Luồng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng qua các năm, nhưng từ năm 1997 đến nay luồng vốn suy giảm rõ rệt.
năm 1997 đến nay luồng vốn suy giảm rõ rệt.
Hoạt động FDI giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính . tiền tệ tháng 7 năm 1999. Trong năm 1997, số dự án được cấp giấy phép tương đương năm 1996 nhưng vốn đăng ký giảm 47%, năm 1998 số vốn đăng ký giảm 16,18% so với năm 1997, năm 1999 giảm 61,89%, đến năm 2000 và 2001 đầu tư FDI đã có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên lượng vốn đăng ký còn thấp, năm 2001 vốn đăng ký tăng 22,6% so với năm 2000 nhưng lượng vốn này chỉ bằng 28,2% so với năm 1996.
Tình hình triển khai các dự án FDI còn chậm, nhiều dự án đã cấp phép không triển khai hoặc xin dẫn tiến độ triển khai làm cho vốn thực hiện trong năm giảm. Đến nay số vốn thực hiện mới chỉ đạt 52,39%, tuy đã tăng lên nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp. Việc dừng và dãn tiến độ triển khai dự án thể hiện rõ nhất trong các dự án của các nước bị khủng hoảng kinh tế. Đây là một hiện tượng không bình thường, có tác động nghiêm trọng và lâu dài về kinh tế
và tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút và sử dụng FDI trong những năm tới.
Các dự án đang kinh doanh chỉ có 1/3 là có lãi, còn 2/3 bị thua lỗ. Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang phải thu hẹp quy mô sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng sản xuất ở Việt Nam giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cũng phải sản xuất cầm chừng vì thua lỗ do chi phí nguyên liệu đầu vào bằng USD nhưng bán sản phẩm thu tiền Việt Nam, sức mua của thị trường bị giảm. Điều đó làm cho tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI bị chững lại và do đó có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế trong thời gian tới.