Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số ngành công nghiệp mũi nhọn.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 49 - 51)

I. THỰC TRẠNG FDI VÀO VIỆT NAM 1 Quy mô và nhịp điệu đầu tư.

6.Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số ngành công nghiệp mũi nhọn.

nhọn.

Lĩnh vực dầu khí: so với các ngành kinh tế Việt Nam thì đây là một trong rất ít ngành thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới đến tham gia đầu tư. Đến nay ngoài xí nghiệp liên doanh Vietsopetro chúng ta đã cấp 70 giấy phép với tổng số vốn đăng ký lá 4259,743 triệu USD cho các nhà đầu tư tương đối có tiềm lực về mọi mặt thuộc Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Châu Á. Hình thức hoạt động chủ yếu của các nhà đầu tư này là hợp đồng chia sản phẩm. Hiện nay, mỏ Đại Hùng và mỏ dầu tại vùng chống lấn với Malaixia, mỏ Rạng Đông, mỏ Hồng Ngọc đang được khai thác, mở khí Lan Đỏ, Lan Tây được khai thác từ cuối năm 2000.

Lĩnh vực công nghiệp điện tử: là lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tương đối sớm, vốn thực hiện chiếm tỷ lệ cao so với vốn đăng ký, có tiến độ thực hiện đúng với cam kết được ghi trong giấy phép đầu tư và đây là lĩnh vực sớm phát huy hiệu quả. Đến nay đã có 22 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 615 triệu USD, trong đó có hơn 60% số vốn đã được thực hiện (379 triệu USD). Số vốn thực hiện trên tập trung chủ yếu vào thời kỳ 1991 -

1995, chiếm 92,4% tổng vốn đầu tư thực hiện từ trước tới nay. Một trong những yếu tố làm cho lĩnh vực này hơn hẳn các lĩnh vực khác là các nhà đầu tư vào lĩnh vực này phần lớn thuộc các công ty xuyên quốc gia và các hãng điện tử mạng trên thế giới như: SONY, FUJITSU, SAMSUNG, LG, PHILLIPS, DAEWOO...

Lĩnh vực ô tô và xe máy: đây là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư thuộc các hãng lớn mà sản phẩm của họ đã nổi tiếng trên thế giới như TOYOTA, FORD, HONDA, SUZUKI... đến nay, chúng ta đã cấp giấy phép hoạt động cho 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô và 4 dự án đầu tư sản xuất xe máy. Số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư sản xuất ô tô đến nay là 376 triệu USD (bằng 43,12% vốn đăng ký), với số sản phẩm sản xuất trung bình là 140.000 xe ô tô/ năm. Trong số 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô có 3 dự án không triển khai (CHRYSLER, NISAN và VIETSIN) , một dự án tuy đã triển khai (đã đầu tư 16 triệu USD) nhưng tạm dừng không đầu tư tiếp (dự án MERCEDES - BENS) và liên doanh MEKONG đã dừng sản xuất. Một đặc điểm tương đối nổi bật của các dự án sản xuất ô tô, xe máy là bên cạnh các hoạt động của chính bản thân thì các dự án này còn tác động đến việc hình thành các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng tương ứng. Tức là, thường đi cùng với các dự án đầu tư loại này là một loạt các dự án đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bổ trợ cùng triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ về sản phẩm ô tô xe máy. Các dự án đầu tư dạng vệ tinh này thường là những bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư hoặc các doanh nghiệp cơ khí của Việt Nam, trong đó có cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, thậm chí có nguy cơ phá sản.

Lĩnh vực viễn thông: đến nay có 14 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 1.544 triệu USD, trong đó số vốn đã thực hiện là 388 triệu USD ( bằng 25% số vốn đăng ký) trong số các dự án đầu tư ở lĩnh vực này, có đến 94% số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án đầu tư theo hình thức liên doanh để

sản xuất các thiết bị vật tư bưu điện. Đặc biệt đây là lĩnh vực không có dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài.

Hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch: đây là lĩnh vực mà ngay từ đầu có biểu hiện có nhiều tiềm năng chưa được khai thác nên kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào lĩnh vực này. Và đây cũng là ngành ngay từ đầu đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù số dự án và vốn đầu tư của ngành này có tỷ trọng chưa cao trong tổng số dự án cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng cho đến hết năm 2000 cũng đã có 273 dự án với số vốn là 7585 triệu USD đầu tư vào xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, phát triển đô thị, trong đó đã có 33,66% số vốn đầu tư đã được thực hiện. Đây cũng là lĩnh vực xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu ở một số thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Lĩnh vực công nghiệp hoá chất: đến nay lĩnh vực này đã thu hút được 89 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1117 triệu USD (có 36 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 48 dự án liên doanh và 5 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh) trong số đó vốn thực hiện là 397,6 triệu US (bằng 35,65% vốn đăng ký) Lĩnh vực dệt may, giày dép: đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, suất đầu tư cho mỗi lao động thấp, triển khai sản xuất kinh doanh nhanh, đặc điểm này rất thích hợp với điều kiện kinh tế và thời kỳ đầu tiến hành CNH - HĐH ở nước ta. Đến nay chúng ta đã phê duyệt 250 dự án với tổng số vốn là 2396 triệu USD (dệt gồm 87 dự án với 1649 triệu USD vốn đăng ký, may gồm 118 dự án với 281 triệu USD vốn đăng ký, giày dép gồm 45 dứ án với 466 triệu USD vốn đăng ký). Trong đó, số vốn đã thực hiện là 1079 triệu USD (bằng 45% tổng số vốn đăng ký) dây là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện đạt loại cao.

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH- HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 49 - 51)