FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 52 - 53)

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

1. Những tác động tích cực.

1.1. FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư phát triển

Là một dấu hiệu tiên quyết để thực hiện chiến lược CNH, HĐH cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam cũng gặp bài toán nan giải đó là thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Trong điều kiện nguồn vốn viện trợ của các nước XHCN không còn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn eo hẹp, các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa được huy động nhiều, vốn ODA còn hạn hẹp thì nguồn vốn FDI đã bổ sung lượng vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Trong thời gian qua bình quân mỗi năm chúng ta thu hút được 2928,7 triệu USD vốn FDI, chiếm khoảng 26,5% tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội.

Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2000 Năm Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng trong nước (đồng) Vốn FDI (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1991 13.471 11.545 1.926 14,3 1992 24.737 19.552 5.185 21,0 1993 42.177 31.556 10.621 25,2 1994 54.296 37.796 16.500 30,4 1995 68.048 46.048 22.000 32,3 1996 79.367 56.667 22.700 28,6 1997 96.870 66.570 30.300 31,3 1998 97.336 73.036 24.300 25 1999 105.200 86.300 18.900 18 2000 120.600 98.200 21.800 18,2

Nguồn: - Thời báo kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 - 2002 - Bộ kế hoạch và đầu tư

Qua bảng ta thấy vốn đầu tư nước ngoài thực hiện bình quân thời kỳ 1991 - 2000 là 1.559,6 tỷ đồng/ năm. Đối với nền kinh tế như nước ta, thì đây là lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về quy mô vốn đầu tư phát triển cũng như đóng vai trò như “chất xúc tác” để việc đầu tư của nước ta đạt được hiệu quả nhất định.

Đồng thời, việc xuất hiện của nguồn vốn FDI, Nhà nước cũng dành một số vốn đầu tư từ ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, vào một số ngành quan trọng và những lĩnh vực không nên có yếu tố nước ngoài hoặc vào những vùng có điều kiện khó khăn. Chính vì vậy, vốn FDI tạo điều kiện giúp phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH.

Xét về mặt định tính, sự hoạt động của nguồn vốn FDI như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước, một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng, cứ một đồng vốn FDI hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo.

Xét về mặt định tính, sự hoạt động của nguồn vốn FDI như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước, một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng, cứ một đồng vốn FDI hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w