II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Những tác động tích cực.
1.4. FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH.
theo hướng CNH, HĐH.
Phần lớn vốn FDI hiện nay là đầu tư vào khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với năng suất lao động cao của các doanh nghiệp FDI công nghiệp và dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tăng lên của công nghiệp, dịch vụ. Khu vực FDI trong các năm qua luôn có tốc độ tăng trưởng cao trong ngành công nghiệp, qua đó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp.
Bảng 12: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1996 - 2001 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Tốc độ tăng GTSXCN (%) - Toàn ngành công nghiệp 14,2 13,8 12,5 11,6 18,4 14,2
- Khu vực FDI công
nghiệp 21,7 23,2 24,4 21,0 23,0 12,1
2. Tỷ trọng FDI/ cả
ngành % 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Trong giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI luôn cao hơn nhiều so với toàn ngành. Và cho đến nay khu vực này đã chiếm hơn 1/3 tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, có tác động lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp, làm cho ngành có tốc độ tăng cao hơn so với các ngành khác, đồng thời làm tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1995 chiếm 28, 76%, năm 1998 chiếm 33,49% và năm 2001 là 37,75%.
Trong nội bộ ngành công nghiệp, xuất hiện một số ngành mà nếu như không có FDI thì chúng ta không có điều kiện phát triển. Hiện nay có 8 ngành hàng công nghiệp nắm xấp xỉ 100% sản phẩm (dầu khí, ô tô, đèn hình, tổng đầu điện thoại, tủ lạnh...), ngoài ra còn có một số ngành hiện đại mà khu vực FDI chiếm trên 50% sản phẩm như thép, kính, xây dựng... sự phát triển các lĩnh vực này làm cho nền kinh tế được chuyển dịch theo xu hướng tích cực.
Đối với ngành nông nghiệp, FDI với trên 200 dự án còn hiệu lực đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, sản.