Hiệu quả đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 61 - 62)

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH HĐH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

2.2.Hiệu quả đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch.

2. Những tác động tiêu cực và vấn đề còn tồn tại.

2.2.Hiệu quả đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch.

vốn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch.

Tuy nhiên ta đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng vốn trong lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản còn quá bé nhỏ so với nhu cầu đầu tư và tiềm năng phát triển. Việc đầu tư còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, do không lo quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng không ổn định, do nông dân không tôn trọng hợp đồng. Điều đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư trong lâm ngư nghiệp so với tổng vốn đăng ký liên tục giảm: từ 21,64% thời kỳ 1988 - 1990 xuống còn 14,3% thời kỳ 1991 - 1995 và đến nay là 3,67%.

Chiều hướng gia tăng tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhìn chung là tốt, nhưng chủ yếu vẫn là các dự án đầu tư vào lĩnh kinh doanh bất động sản, trong khi đó các thị trường về dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý... còn chưa thực sự mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp còn khó khăn, việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng tào các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội gắn với khu công nghiệp như nhà ở, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, giao thông đi lại còn rất hạn chế và đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó nhiều địa phương vẫn tiếp tục xin thành lập các khu công nghiệp mới. Điều đó đòi hỏi phải đánh giá về quy hoạch và cơ cấu các khu công nghiệp nói chung, cơ cấu ngành nghề thu hút

vốn vào từng khu công nghiệp nói riêng cho phù hợp với quy hoạch ptkt - xã hội của cả nước, của các địa phương và vùng lãnh thổ.

Vốn đầu tư nước ngoài còn phân phối mất cân đối giữa các vùng và địa phướng. Một mặt vốn FDI tập trung chủ yếu vào ba vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, nhưng mặt khác cũng làm cho chênh lệch về kinh tế - xã hội với các vùng khác ngày càng lớn. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh miền Trung số dự án đầu tư còn rất ít, quy mô nhỏ bé và ảnh hưởng không đáng kể đến kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy nhiên nay đã có 62 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, thể hiện chính sách đa phương hoá trong thu hút vốn đầu tư FDI. Tuy nhiên, khoảng 60,74% vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước trong khu vực như các NICs Đông Á, ASEAN, Nhật Bản. Riêng Sigapore chiếm 14,66%. Nguồn vốn đầu tư từ các nước có tiềm lực mạnh, nắm giữ công nghệ thượng nguồn như Mỹ, Tây Âu còn rất hạn chế. Chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngoài chưa được cụ thể hoá nên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có rất ít dự án đầu tư với nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 61 - 62)