KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 27 - 31)

SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.

FDI đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, là một trong những nhân tố quy định sự thành bại của quá trình CNH - HĐH quốc gia. Do vậy quốc gia đi sau nếu có chính sách thu hút và sử dụng hợp lý thì có thể tận dụng được thành quả của các nước đi trước, rút ngắn thời gian thực hiện CNH - HĐH. Dưới dây là một số kinh nghiệm huy động và sử dụng FDI của một số nước trong khu vực:

1. Indonesia

Indonesia có những thế mạnh về tiềm năng: tài nguyên đa dạng và phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân lực dồi dào nhưng thiếu vốn và kỹ thuật. Do đó công tác thu hút FDI được đặt ra rất cấp bách.

Từ năm 1967 - 1996, Indonesia đã thu hút được 173,6 tỷ USD vốn FDI. Sở dĩ Indonesia đạt được kết quả đó là do đã thực hiện các biện pháp sau:

+ Không quốc hữu hoá doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

+ Cải tiến thủ tục tiếp nhận đầu tư, bỏ thủ tục về nghiên cứu, khảo sát, bỏ qua việc giải trình về chủng loại và giá trị máy móc nhập khẩu và nhiều loại giấy phép khác.

+ Áp dụng chính sách thuế khuyến khích đầu tư nước ngoài quy định mức thuế tối đa là 35% để tăng lợi nhuận và trừ thuế vào ngày nghỉ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Miễn thuế doanh thu đối với hàng hoá, vật tư và dịch vụ xuất khẩu, miễn thuế VAT trong vòng 5 năm kể từ khi sản xuất kinh doanh đối với các lĩnh vực khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giao thông công cộng, giảm thuế thu nhập nếu dùng lợi nhuận để tái đầu tư trong vòng 5 năm, giảm thuế doanh thu tối đa 5 năm sau đó, rút ngắn thời gian khấu hao tài sản cố định.

+ Khuyến khích thành lập các ngân hàng nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án FDI.

+ Điểm đáng chú ý là ở Indonesia, FDI được thực hiện dưới hình thức liên doanh là duy nhất và các xí nghiệp liên doanh được đối xử như các doanh nghiệp trong nước. Tỷ lệ vốn pháp định của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh là 95,5%, và vốn của Indonesia tăng dần lên 20%, sau 15 năm hoạt động Indonesia phải sở hữu ít nhất 51% vốn pháp định. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tái đầu tư, chuyển lợi nhuận dễ dàng và hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 30 năm.

2. Singapore

Singapore là một trong những nước có tốc độ thu hút FDI cao nhất trong các nước ASEAN. Từ năm 1981- 1995, Singapore đã thu hút được 40,618 triệu USD, bình quân hàng năm đạt được 2707,8 triệu USD. Để đạt được mức độ cao như vậy, Singapore đã thực hiện chính sách:

+ Đảm bảo sự ổn định về chính trị và hoàn thiện về dịch vụ.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho kinh doanh: Singapore có hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn và phát triển nhất Châu Á, có bến cảng hiện đại đứng thứ ba trên thế giới sau Nhật Bản và Hà Lan, đào tạo công nhân, liên kết xã hội với gia đình và giáo dục phổ thông.

+ Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện: đào tạo công nhân kỹ thuật, lập quỹ phát triển tài năng, các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ đào tạo và tái đào tạo công nhân.

+ Áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư: nhà đầu tư tự do di chuyển vốn, lợi nhuận ra nước ngoài, tự quyết định hình thức, phương pháp và lĩnh vực hoạt động. Miễn thuế lợi nhuận cổ phần đối với ngành công nghiệp mũi nhọn và giảm thuế trong 5 năm, xí nghiệp xuất khẩu được giảm thuế 8 năm (có nơi tới 15 năm) xí nghiệp thua lỗ không phải chịu thuế về chi phí sản xuất 3 năm và chuyển số lỗ vào thời gian sau khi xí nghiệp làm ăn có lãi, ưu đãi thuế về nhập khẩu thiết bị.

+ Phát triển thị trường chứng khoán.

Thời kỳ 1981-1995, Malaysia đã thu hút được 35,263 triệu USD, bình quân 2350,86 triệu USD, điều này là do:

+ Malaysia đảm bảo không quốc hữu hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

+ Giảm bớt thủ tục hành chính tiến tới chế độ một cửa. Các nhà đầu tư chỉ phải đi qua một cửa là cơ quan phát triển đầu tư Malaysia (MIDA), giấy phép đầu tư được nhận trong vòng từ 4-6 tuần, có những hướng dẫn cụ thể giúp nhà đầu tư trong việc lựa chọn đối tác, ngành nghề, địa điểm đầu tư.

+ Có những chính sách ưu đãi đặc biệt là về thuế: Nếu đầu tư vào những ngành, lĩnh vực khuyến khích thì được ưu đãi thuế về hoạt động xuất nhập khẩu. Miễn thuế 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh và kéo dài 5 năm nữa nếu nhà đầu tư đáp ứng được những tiêu chuẩn của cơ quan đầu tư như giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 50% sản phẩm đầu ra và trong sản xuất kinh doanh sử dụng trên 50% nguyên liệu của họ.

+ Thực hiện chính sách thuê lao động gắn với đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nâng cao tay nghề, đào tạo cán bộ và công nhân.

4. Trung quốc:

Từ năm 1979 - 1997, Trung Quốc có trên 303.000 hợp đồng trị giá 520 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 247 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng vốn đạt 47,5%, là nơi thu hút được 40% vốn FDI vào các nước đang phát triển. Năm 1999 vốn đầu tư đạt 40 tỷ USD. Để đạt được thành tựu này, Trung Quốc đã sử dụng một số biện pháp:

+ Cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư thông qua các quy định của pháp luật. Cải tạo hành chính, tài chính, thực hiện chế độ một cửa.

+ Thực hiện chính sách ưu đãi, đặc biệt là thuế: miễn thuế nhập khẩu và VAT cho các thiết bị sản xuất được xuất khẩu, xây dựng danh mục hạn chế đầu tư và quan tâm đến lĩnh vực FDI ở vùng trung tâm và miền Tây. Miễn thuế thu

nhập trong 2 năm đầu có lãi và giảm 50% trong vòng 5 năm tiếp theo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh với thời hạn trên 10 năm hoặc những xí nghiệp sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu vật tư được miễn thuế hải quan từ 5- 25%.

+ Mở rộng địa bàn thu hút đầu tư và phạm vi tiêu thụ sản phẩm, tăng cầu trong nước.

+ Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư.

Trên đây là một số kinh nghiệp thu hút và sử dụng FDI nhằm thực hiện công cuộc CNH - HĐH của một số nước đi trước, qua đó chúng ta cũng có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho mình trong sự nghiệp CNH - HĐH nền kinh tế nước nhà.

CHƯƠNG II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠIVIỆT NAM THỜI KỲ 1988 ĐẾN NAY VIỆT NAM THỜI KỲ 1988 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 27 - 31)