Đối với Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn chi nhánh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỊ XÃ SA ĐÉC (Trang 78 - 81)

nhánh Tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, khu vực Thị xã Sa Đéc rất sôi động, cạnh tranh quyết liệt và ngày càng gay gắt, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh từ lâu đã hướng mạnh về thị trường Thị xã Sa Đéc. Cho nên sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Đồng Tháp là rất cần thiết:

- Tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới để hoạt động của các Ngân hàng cấp dưới ngày càng hiệu quả hơn.

- Lựa chọn và vận dụng công nghệ thông tin Ngân hàng hiện đại, đủ sức tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học, công nghệ mới, trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc, bảo đảm đầy đủđiều kiện để các giao dịch thuận lợi, chính xác.

- Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn trong công tác huy động vốn và cho vay.

- Phối hợp giữa các bộ ngành chức năng trong việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại và hướng dẫn các Doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ này.

6.2.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thị xã Sa Đéc nhánh Thị xã Sa Đéc

9 Hiện nguồn thu nhập chủ yếu của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc là từ hoạt động tín dụng, vì thế NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc cần có chính sách đẩy mạnh việc mở rộng thêm các dịch vụ góp phần gia tăng lợi nhuận.

9 NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc nên thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo, tổ này độc lập với phòng tín dụng và thực hiện thẩm định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm bớt phần nào công việc cho cán bộ tín dụng.

9 Thiết lập phòng hoặc bộ phận chuyên trách về hoạt động tiếp thị, có thể nói ngày nay hoạt động tiếp thị có ảnh hưởng rất lớn đến việc khuyếch trương hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chủ động tìm hiểu và thăm dò nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

9 Ngân hàng kết hợp với công ty bảo hiểm: cho vay vốn kết hợp với hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho khách hàng, giới thiệu cho mọi người biết để mua bảo hiểm. Điều này giúp cho người dân đỡ bị thiệt hại, đồng thời giúp NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc thu được nợđúng hạn. 9 Kết hợp với các Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Trạm bảo vệ thực vật đưa ra những giải pháp phòng ngừa sâu bệnh, hướng dẫn nông dân những phương án sản xuất, canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

9 NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc cần phải nghiêm khắc đối với những cán bộ tín dụng lười thẩm định hoặc chỉ thẩm định lần đầu, vì nguyên nhân trên đã tạo cơ hội cho những người xấu lợi dụng sự sai sót đó mà chiếm dụng vốn của chi nhánh.

9 Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể Thị xã, trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

6.2.3.Đối với chính quyền địa phương các cấp

Đề nghị chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho các ngành các cấp như trạm khuyến nông…thực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Với chức năng nhiệm vụ của mình các ngành cần có chương trình hành động cụ thể, kết hợp với NHNo & PTNT thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế nông hộ trên địa bàn phát triển.

Thực hiện các chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Tăng cường công tác thông tin thị trường, nâng cao khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Quan tâm, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao ngăn lũ bảo vệ mùa thu hoạch cho hộ nông dân.

Cần nhanh chóng cấp đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất cho người dân để có thể thế chấp vay Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người dân.

Hiện tại, đối với những món vay có thế chấp, khách hàng phải làm hồ sơ với thời gian đăng ký giao dịch dài và tập trung tại phòng tài nguyên môi trường làm phát sinh nhiều khoản chi phí, mất thời gian của khách hàng. Vì vậy, xin kiến nghị với chính quyền các cấp nếu có thể giảm thủ tục rườm rà để giảm được chi phí cho khách hàng và thuận tiện hơn cho Ngân hàng khi tiến hành giải ngân.

TÀI LIU THAM KHO ---oo0oo---

1. Nguyễn Đăng Dờn (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Minh Kiều (2007), ‘Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phòng kế hoạch kinh doanh, (2007), Báo cáo hoạt động kinh doanh. 4. Phòng kế hoạch kinh doanh, (2008), Báo cáo hoạt động kinh doanh. 5. Phòng kế hoạch kinh doanh, (2009), Báo cáo hoạt động kinh doanh.

6. Phòng kế hoạch kinh doanh, Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

7. Nguyễn Hoàng Nam, (2007), Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thị xã Phú Tân, Đại học An Giang.

8. Một sốđề tài có liên quan khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỊ XÃ SA ĐÉC (Trang 78 - 81)