Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban và chính sách đối vớ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỊ XÃ SA ĐÉC (Trang 26)

Chi nhánh Sa Đéc đã ngày càng phát triển và hòa mình vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã Sa Đéc.

Niềm tự hào lớn nhất của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc chính là giúp cho Thị xã thúc đẩy được tốc độ phát triển các ngành có thế mạnh của địa phương, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và vực dậy nhiều ngành truyền thống, nhiều cánh đồng lúa, hoa màu, các hộ nuôi trồng thủy sản mà trước đây có nguy cơ suy giảm. Không những thế NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc còn phối hợp chặt chẽ với các Ban ngành, Đoàn thể nhằm làm tốt các công tác xã hội, xóa đói giảm nghèo cho các hộ khó khăn trong từng phường, xã và thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương.

Với tên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc, một lần nữa khẳng định sự gắn kết sức sống của Ngân hàng với sức sống của bà con nông dân Sa Đéc. Ra đời vì nông nghiệp và phát triển vì nông nghiệp, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc đã góp phần nâng cao đời sống và thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của các hộ nông dân ở Thị xã Sa Đéc. Đây chính là yếu tố bền vững giúp cho NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc luôn tồn tại và phát triển vì nông thôn Sa Đéc

3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban và chính sách đối với nhân viên nhân viên 3.2.1 Cơ cấu tổ chức Sơđồ 3.1: Sơ đồ cơ cu t chc Phó Giám đốc I Phó Giám đốc II Phòng Hành chánh Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán, Ngân quỹ Phòng Giao dịch Giám đốc

Sơ đồ này thể hiện sự giám sắt chặt chẽ của Ban lãnh đạo và điều này sẽ giúp cho mỗi phòng ban có trách nhiệm cao hơn trong công việc được giao và thể hiện tính chuyên nghiệp đối với từng lĩnh vực của mình.

3.2.2. Chức năng của từng phòng ban

$ Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.

- Giám đốc: là người trực tiếp quản lý các hoạt động của phòng hàng chánh và phòng giao dịch. Ngoài ra giám đốc còn chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và 1 số công việc như:

+ Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm quyết định của mình. + Ký hợp đồng tín dụng bảo đảm tiền vay và hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng cùng lập.

+ Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng không đúng qui định.

- Phó Giám đốc I và II: Phụ trách phòng kinh doanh và kế toán ngân quỹ, thay mặt cho giám đốc điều hành công việc và điều hành công việc khi giám đốc đi vắng (phải có sựủy quyền của giám đốc).

$ Phòng kế hoch kinh doanh:

- Trưởng phòng: quản lý điều hành mọi hoạt động của phòng đồng thời xây dựng các chiến lược kinh doanh tham cho Ban Giám đốc.

- Phó phòng: giúp đỡ cho trưởng phòng và thay mặt giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng.

$ Phòng tín dng: Trực thuộc phòng kế hoạch kinh doanh. Phòng có 10 cán bộ trong đó gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 nhân viên tín dụng.

Trưởng phòng:

+ Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn và khách hàng, kiểm tra đôn đốc CBTD thực hiện đầy đủ qui chế cho vay của NHNo.

+ Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng và tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, lãi và ghi ý kiến của mình trên hồ sơ.

Phó phòng:

+ Có nhiệm vụ trình ký, xem xét các vấn đề phát sinh trong phòng và báo cáo với Ban lãnh đạo khi trưởng phòng đi vắng và kiêm nhiệm 1 xã như cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho vay.

Nhân viên tín dụng

+ Thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng và bảo lãnh: cho vay Doanh nghiệp, cá nhân; cầm cố giấy tờ có giá, thẩm định tư vấn khách hàng,…theo các quy định của pháp luật và quy định của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo các quy trình nghiệp vụ liên quan. Thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, các khoản bảo lãnh trả thay, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.

+ Thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh theo quy định của NHNN và theo chế độ thông tin báo cáo do Tổng Giám đốc ban hành.

+ Tổ chức theo dõi các tài sản đảm bảo của khách hàng.

+ Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, và các báo cáo nghiệp vụ trong phạm vi hoạt động của Sở giao dịch, Chi nhánh theo quy định của NHNN và theo chếđộ thông tin báo cáo do Tổng Giám đốc ban hành.

$ Phòng kế toán ngân qu: có 11 cán bộ, gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng (1 người quản lý về kế toán, 1 người quản lý về ngân quỹ), 6 thanh toán viên và 2 nhân viên ngân quỹ.

- Trưởng phòng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc hạch toán kế toán của mình và nghiên cứu mọi chếđộ của ngành, giúp việc cho Ban giám đốc mọi chi tiêu hạch toán của phòng.

- Phó phòng kế toán: kiểm soát trước quỹ mọi chứng từ thu chi qua quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm về việc kiểm soát của mình và điều hành công việc khi trưởng phòng kế toán đi vắng.

- Thanh toán viên: Kiểm tra các hồ sơ vay vốn của khách hàng có đủ pháp lý chưa và tài sản thế chấp có đúng như trên hợp đồng không. Sau đó hạch toán nghiệp vụ cho vay, thu nợ, theo dõi nợ đã quá hạn, chuyển nợ quá hạn và lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng.

$ Phòng giao dch: gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

$ Phòng hánh chánh: gồm 2 nhân viên 3 bảo vệ. + Làm công tác hành chánh văn thư.

+ Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng, sửa chữa, mua sắm tài sản, công cụ làm việc.

+ Quản lý kho ấn chỉ, vật tư và các tài sản khác trong đơn vị.

+ Trực tiếp phối hợp với công đoàn, chăm lo đời sống vất chất tinh thần đối với cán bộ nhân viên, xây dựng cơ quan văn minh lịch thiệp.

+ Trực tiếp thực hiện các lĩnh vực tuyên truyền, quảng cáo, lễ tân tiếp khách.

+ Chỉđạo lao công tạp dịch, vệ sinh, y tế, điện nước. + Bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch.

3.2.3 Quy trình cho vay của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc 3.2.3.1 Quy trình xét duyệt cho vay

Sơđồ 3.2: Sơđồ xét duyt cho vay.

(8) (1) (2) (7) (6) (5) (3) (4) KHÁCH HÀNG KẾ TOÁN CB. TÍN DỤNG TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG BAN GIÁM ĐỐC THỦ QŨY

3.2.3.2 Giải thích quy trình cho vay

(1) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.

(2) Nếu không đủđiều kiện vay vốn thì trả hồ sơ lại cho khách hàng, nếu đủđiều kiện thì cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, đánh giá tài sản thế chấp. Khi thẩm định trực tiếp tại địa bàn, cán bộ tín dụng sẽ quyết định cho vay với số tiền, điều kiện cho vay để mở sổ vay vốn (món vay dưới 30 triệu) hoặc hợp đồng tín dụng (vay trên 30 triệu ) cho khách hàng .

(3) Hồ sơ vay vốn được chuyển cho trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn. Ghi ý kiến, phê duyệt hồ sơ.

(4) Hồ sơ chuyển cho lãnh đạo phê duyệt theo ý kiến của trưởng phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

(6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho phòng kế toán.

(7) Phòng kế toán lưu giữ hồ sơ, mở sổ cho vay và làm thủ tục giải ngân.

(8) Thủ quỹ khi nhận lệnh chi tiền của kế toán sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Để đảm bảo vốn vay đúng mục đích, sau khi phát vay cho khách hàng trong vòng 20 ngày, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích nhưđã cam kết của khách hàng.

3.2.4. Chính sách đối với nhân viên

Với phương châm hành động :“Agribank mang phồn vinh đến với khách hàng”. Từ phương châm đến hành động là một quá trình phấn đấu nỗ lực bền bỉ và hiệu quả của hệ thống Agribank. Do đó, để thực hiện được phương châm này, đòi hỏi phải có sự mạnh mẽ về tài chính, vững mạnh về tổ chức bộ máy, công nghệ và trên hết là sự vững mạnh về con người.

Tại NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc việc đào tạo cán bộ luôn được đặt lên hàng đầu bằng việc tạo điều kiện cho các nhân viên tiếp cận với các chương trình đại học, để được đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho nghiệp vụ, các kiến thức cần thiết hỗ trợ cho nghề nghiệp. Và chính sự hỗ trợ này đã tạo nên sự gắn kết giữa kiến thức và thực tiễn từ đó đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo cũng như làm việc.

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tiếp cận với các chương trình đại học, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc còn đào tạo thường xuyên cho cán bộ các chuyên đề về: Luật đấu thầu; Pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động; Kỹ năng phân biệt tiền thật, giả và các kỹ năng chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để đáp ứng khả năng cạnh tranh cao đối với các Ngân hàng khác đòi hỏi NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc cần tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo gắn liền với các chiến lược kinh doanh, những chương trình “đi trước đón đầu” và ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy, quản lý nội dung.

Song song với việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc còn xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh cho nhân viên. Ngày hội tiếp sức (Hội thao Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn) cho phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, đã tạo ra sân chơi lành mạnh với bầu không khí vui tươi phấn khởi và đoàn kết cho cán bộ, công nhân viên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc rèn luyện thêm sức khỏe, tinh thần thể thao, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy phong trào thi đua hoàn thành tốt nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực và nó trở thành nhu cầu không thể thiếu của các cán bộ, công nhân viên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc.

3.3. Nội dung hoạt động của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc 3.3.1. Lĩnh vực hoạt động:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ.

- Thực hiện chuyển tiền điện tử.

- Cầm cố các loại chứng từ có giá trị (kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm…do NHNo&PTNT phát hành).

- Thực hiện các nhiệm vụ về công tác ngân quỹ.

- Nhận các dịch vụủy thác của các tổ chức và cá nhân.

3.3.2. Sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tín dụng cá nhân, công nhân viên chức và hộ gia đình. - Cho vay mua xây dựng, sửa chữa nhà.

- Cho vay mua sắm máy móc, thiết bị.

- Cho vay mua vật dụng sử dụng lâu dài, chi phí học tập. - Cho vay đầu tư dự án.

- Cho vay thu mua lương thực. - Cho vay nhập khẩu phân bón. - Cho vay nuôi cá tra, basa.

3.3.3 Dịch vụ

- Thanh toán trong nước. - Chuyển tiền điên tử.

- Dịch vụ nhận tiền của các tổ chức và cá nhân. - Thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

3.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc qua 3 năm (2007 – 2009) nhánh Sa Đéc qua 3 năm (2007 – 2009)

Bảng 3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (2007 – 2009)

ĐVT: Tỷđồng;% So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 52 91,4 61,4 39,4 75,76 -30 -32,82 Chi phí 43,6 84,5 53,5 40,9 93,80 -31 -36,69 Lợi nhuận 8,4 6,9 7,9 -1,5 -17,86 1 14,49

(Nguồn: phòng Kế Hoạch Kinh Doanh – NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc)

Hình 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn (2007 – 2009)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2007 2008 2009 Doanh thu Chi Phí Lợi nhuận chưa phân phối Tỷđồng Năm Mặc dù tình hình kinh tế rất khó khăn và phức tạp trong năm 2009 nhưng NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc đã cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu về kết quả tài chính thực hiện (7,9 tỷđồng). Qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận năm 2008 giảm 17,86% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 lợi nhuận Ngân hàng đã tăng lên 14,49% so với năm 2008. Đây là nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc trong năm 2009 đầy khó khăn.

Xét về tổng doanh thu qua các năm thì năm 2008 có doanh thu cao nhất. Năm 2008 tổng doanh thu tăng vì tổng nhu cầu huy động vốn tăng, chi phí nguyên vật liệu gia tăng dẫn đến chi phí đầu vào của Doanh nghiệp gia tăng và kéo theo đó là nguồn vốn cần huy động cũng tăng. Từ đó dẫn đến doanh thu của Ngân hàng gia tăng từ nguồn thu lãi khách hàng. Tuy nhiên xét về lợi nhuận thì năm 2008 lại thấp hơn so với năm 2007, nguyên nhân chính là do Ngân hàng phải huy động với mức lãi suất cao nên lợi nhuận thấp là điều không thể tránh khỏi.

Năm 2009, tổng doanh thu thấp một phần do nền kinh tế suy giảm nên các Doanh nghiệp và các hộ sản xuất không phát sinh nhiều nhu cầu vay vốn đầu tư cho việc sản xuất lớn, chủ yếu là các hộ sản xuất nhỏ. Ngoài ra một yếu tố khác tác động không nhỏ đến tổng doanh thu chính là sự điều chỉnh lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp cấp trên (giảm xuống còn 10,5%/năm), chính điều này gây ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của Ngân hàng trong năm 2009.

Nhìn chung, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc hoạt động ngày càng hiệu quả qua số liệu các năm nhưng xét về góc độ quản lý chi phí thì Ngân hàng thực hiện chưa tốt. Do đó, trong các năm tiếp theo, Ngân hàng cần có những phương thức quản lý chi phí tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

3.5. Một số những thành tựu, khó khăn và hạn chế 3.5.1. Những thành tựu: 3.5.1. Những thành tựu:

$Công tác huy động vn:

- Thực hiện tốt các hình thức huy động vốn nội tệ lẫn ngoại tệ, phân nhóm khách hàng, tư vấn khách hàng về các thể thức tiền gởi, thời hạn, lãi suất, theo hướng có lợi cho khách hàng và Ngân hàng. Vốn trên địa bàn đảm bảo các nhu cầu thanh toán, thẻ ATM và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng tại địa phương.

$Công tác tín dng:

- Cán bộ tín dụng có chuyển biến tích cực, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, khai thác, bám sát nguồn thu của khách hàng, khách hàng không có nguồn thu thì động viên bán tài sản (QSDĐ) để trả nợ, hỗ trợ thu nợ từ cơ quan pháp luật, tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép.

- Chuẩn hóa các dữ liệu tín dụng, thực hiện chương trình giao dịch

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỊ XÃ SA ĐÉC (Trang 26)