Phân tích dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỊ XÃ SA ĐÉC (Trang 55 - 61)

Bảng 4.9: Dư nợ cho vay theo thời gian

ĐVT: Triệu đồng; % So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng 189.000 201.170 257.450 12.170 6,44 56.280 27,98 Ngắn hạn 160.646 170.240 207.187 9.594 5,97 36.947 21,70 Trung hạn 28.354 30.930 50.263 2.576 9,09 19.333 62,51

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc)

Hình 4.12: Dư nợ cho vay theo thời gian

Triệu đồng

Năm

+ Doanh số dư nợ ngắn hạn.

Phần lớn hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc là cho vay ngắn hạn. Năm 2007, 2008 và năm 2009 dư nợ ngắn hạn đều tăng. Cụ thể năm 2007 đạt 190.646 triệu đồng, năm 2008 tăng 9.594 triệu đồng, tương đương 5,97% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 36.947 triệu đồng, tương đương 21,70% so với năm 2008. Đối tượng vay vốn chủ yếu là chi phí cho sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng là lĩnh vực được quan tâm và hỗ trợ hàng đầu trong Thị xã Sa Đéc. Từđó mà công tác sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả cao bên cạnh những kinh nghiệm sẵn có của khách hàng trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà khách hàng mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh và có nhu cầu vốn vay ngày càng tăng, ngoài ra việc áp dụng cơ chế thỏa thuận lãi suất tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng. Từđó, việc gia tăng dư nợ qua các năm là điều tương đối dễ hiểu.

+ Doanh số dư nợ trung hạn.

Dư nợ trung hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc, phục vụ chủ yếu cho Doanh nghiệp, công nhân viên chức, hộ sản xuất gia đình nhằm mục đích vay mua ôtô vận tải, mua máy sản xuất nông nghiệp, xây kho bãi, vay tiêu dùng... Các khoản vay này thường được tín chấp bằng lương, bảo đảm bằng tài sản giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thường dẫn đến thời hạn thu hồi vốn khá dài mà rủi ro thường cao hơn các đối tương tiêu dùng khác và thời gian xoay nợ chậm không hiệu quả hơn cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ trung hạn đạt 28.354 triệu đồng, sang năm 2008 tăng 2.576 triệu đồng, tương ứng 9,09% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ảnh hưởng biến động kinh tế nên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc không cho khách hàng vay mới, chỉ cho vay những khách hàng cũ có uy tín. Sang năm 2009, doanh số dư nợ tăng 19.333 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng 62,51%.

4.2.3.1. Dư nợ cho vay theo ngành nghề.

Bảng 4.10: Dư nợ cho vay theo ngành nghề

ĐVT: Triệu đồng; % So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch % Chênh lệch % Nông nghiệp 167.324 173.388 223.506 6.064 3,62 50.118 28,91 Ngắn hạn 145.209 148.850 179.944 3.641 2,51 31.094 20,89 Trung hạn 22.115 24.538 43.562 2.423 10,96 19.024 77,53 Thuỷ sản 3.040 3.848 5.139 808 26,58 1.291 33,55 Ngắn hạn 2.767 3.461 4.770 694 25,08 1.309 37,82 Trung hạn 273 387 369 114 41,76 -18 -4,65 TN & XD 18.636 23.934 28.805 5.298 28,43 4.871 20,35 Ngắn hạn 12.670 17.929 22.473 5.259 41,51 4.544 25,34 Trung hạn 5.966 6.005 6.332 39 0,65 327 5,45 Tổng 189.000 201.170 257.450 12.170 6,44 56.281 27,98

Hình 4.13: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành nghề.

Triệu đồng

Năm

Hình 4.14: Dư nợ cho vay trung hạn theo ngành nghề.

NgànhNông nghiệp.

Triệu đồng

Năm

+ Doanh số dư nợ ngắn hạn.

Dư nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp nhìn chung đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2008, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nông dân cần vốn để duy trì sản xuất kinh doanh và tái đầu tư những dự án mới. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách “tam nông” của Đảng, nhằm hỗ trợ lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất. Các dự án được phê duyệt cho vay chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, nuôi cá. Chính vì thế doanh số dư nợ cuối năm tăng khá cao. Năm 2007 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 145.209 triệu đồng, năm 2008 tăng 2.51% , tương ứng 3.641 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 20,89% so với năm 2008, tương ứng 31.094 triệu đồng.

+ Doanh số dư nợ trung hạn.

Đối tượng vay trung hạn ở ngành nghề nông nghiệp thường là: máy xới đất, máy suốt lúa, máy cắt lúa…năm 2008 dư nợ trung hạn tăng 2.423 triệu đồng tương đương với 10,96% so với năm 2007. Trong năm 2009, do tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, được sự trợ giúp từ các gói kích cầu kinh tế của nhà nước nên người dân rất cần nguồn vốn từ Ngân hàng làm cho dư nợ trung hạn tăng mạnh trong năm 2009, tăng 19.024 triệu đồng tương đương 77,53% so với năm 2008.

Ngành thuỷ sản. + Doanh số dư nợ ngắn hạn.

Các dự án nuôi trồng thuỷ sản thường được cán bộ thẩm định kỹ lưỡng và cân nhắc kỹ, vì đây là những dự án mang lại rủi ro rất cao nhưng có thể tạo lợi nhuận rất cao nếu trúng vụ. Nguyên nhân của việc tăng doanh số cho vay đồng thời làm tăng dư nợ của ngành là ngành Thuỷ sản, vì ngành thuỷ sản đang là thế mạnh của Thị xã Sa Đéc lại mang về thu nhập cao. Tuy nhiên, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc chỉ ưu tiên xét duyệt cho vay các đối tượng nuôi cá lóc, cá basa là chủ yếu. Cụ thể năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.767 triệu đồng, năm 2008 dư nợ cho vay tăng 694 triệu đồng tương đương 25,08% so với năm 2007. Những tháng giữa năm 2009 tình hình xuất khẩu thuỷ sản đã lạc quan hơn nên năm 2009 dư nợ ngành thuỷ sản tăng 1.309 triệu đồng tăng 37,82% so với năm 2008.

+ Doanh số dư nợ trung hạn.

Đối tượng vay trung hạn ngành thuỷ sản thường là: mua con giống thuỷ sản, vệ sinh – vét ao, chi phí thức ăn, thuốc thuỷ sản cho các loài thuỷ sản như nuôi cá tra, cá basa nuôi với số lượng lớn, nuôi tôm, nuôi baba…Cụ thể trong năm 2008 dư nợ trung hạn tăng 114 triệu đồng so với 273 triệu đồng của năm 2007 tương đương với 41,76%. Năm 2009 doanh số dư nợ giảm 18 triệu đồng tương đương với 4,65% so với năm 2008. Nhìn chung dư nợ trung hạn ngành thuỷ sản qua năm 2007, 2008 đều tăng qua mỗi năm nhưng tăng với tốc độ chậm, chỉ có năm 2009 là giảm. Nguyên nhân giảm là do ngành thuỷ sản đang phát triển ở Thị xã Sa Đéc và mang về lợi nhuận cao trong những năm gần đây, nhưng vì mang lại nhuận cao nên ngành cũng mang lại rủi ro cao. Chính vì thê mà NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc chọn lọc cho vay rất kỹ lưỡng nên dư nợ trong năm 2009 giảm là hệ quả tất yếu.

Ngành Thương nghiệp và Xây dựng. + Doanh số dư nợ ngắn hạn.

Phương thức cho vay Thương nghiệp và xây dựng thì các món vay thường theo hạn mức tín dụng. Khách hàng thành phần này có thể trả nợ cho Ngân hàng khi lãi suất giảm để vay lại với mức lãi suất thấp hơn. Vì vậy mà chi phí hoạt động kinh doanh thành phần này cuối năm 2008 giảm đi đáng kể so với năm 2007 nên hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận, đảm bảo các khoản

nợ của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc. Từ đó dư nợ của Doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng tương đối thấp. Sự tăng trưởng như thế sẽđảm bảo hợp lý trong cơ cấu dư nợ của Thị xã. Sự chọn lọc trong cho vay là yếu tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động tín dụng. Cụ thể năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 17.929 triệu đồng tăng tương đương 41,51% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 25,34% so với năm 2008, tương đương 4.544 triệu đồng. Nguyên nhân là do chính sách của chính phủ trong năm 2009 ưu tiên cho nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, sản xuất hàng hàng hoá tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Doanh số dư nợ trung hạn.

Song song với tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn, thì dư nợ cho vay trung hạn đã có dấu hiệu gia tăng trở lại đặc biệt vào năm 2009, tăng 327 triệu đồng so với năm 2008. Sau khi Kinh tế thới giới (Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc) có dấu hiệu hồi phục, cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ thì các Doanh nghiệp đã phần nào vượt qua những khó khăn, bắt đầu khởi động lại việc kinh doanh và giao dịch với chi nhánh Sa Đéc.

4.2.3.2. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế.

Bảng 4.11: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng; % So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch % Chênh lệch % HSX – KD 172.980 139.638 134.007 -33.342 -19,28 -5.631 -4,03 Ngắn hạn 151.912 119.842 101.887 -32.070 -22,4 -17.955 -16,16 Trung hạn 21.068 19.796 32.120 -1.272 -4,27 12.324 43,23 Doanh nghiệp 16.020 61.532 123.443 45.512 284,09 61.911 100,62 Ngắn hạn 8.734 50.398 105.300 41.664 477,03 54.902 108,94 Trung hạn 7.286 11.134 18.143 3.848 52,81 7.009 62,95 Tổng 189.000 201.170 257.450 12.170 6,44 56.280 27,98

Hình 4.15: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

Hình 4.16: Dư nợ cho vay trung hạn theo thành phần kinh tế.

Hộ sản xuất – kinh doanh.

Doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn ở thành phần HSX –KD. Hiện tượng trên nếu diễn ra liên tục thì đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc kém hiệu quả. Nhưng hoạt động ở NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc thì hiện tượng trên đã không diễn ra theo chiều hướng đó và hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế này không phải là không hiệu quả do nguyên nhân: Thứ nhất, thời hạn các hợp đồng này thường kéo dài 06 - 08 tháng nên kéo dài sang năm 2008 mới thu hồi được. Thứ hai, các hợp đồng ký kết đầu năm 2008 được trả sớm hơn thời hạn hợp đồng vì khách hàng muốn vay lại với lãi suất thấp hơn nhưng tuỳ vào uy tín mỗi khách hàng. Ban giám đốc cùng với cán bộ tín dụng đã có những biện pháp cải thiện không để xảy ra hiện tượng doanh số cho vay thấp hơn doanh số thu nợ. Cuối cùng là dư nợ HSX –KD giảm ở năm 2008, giảm 33.242 triệu đồng tương đương tăng 19,28% so với năm 2007 và tiếp tục giảm ở năm 2009 là 4,03% so với năm 2008. Triệu đồng Năm Năm Triệu đồng

Doanh nghiệp.

Kết quả dư nợ ngắn hạn và trung hạn năm 2008 cũng tăng ở thành phần kinh tế Doanh nghiệp mặc dù hiệu quả tín dụng tăng khá cao. Biến động kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009 lên đến đỉnh điểm, dường như đã tác động đến mọi lĩnh vực và gây ảnh hưởng không tốt nên thành phần Doanh nghiệp cũng phải chịu ảnh hưởng. Chính vì thếđã góp phần làm cho dư nợ năm 2008 tăng 284,09%, tương ứng 45.512 triệu đồng so với năm 2007. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, Ban Giám Đốc NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu, mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính Phủ, nên dư nợ doanh nghiệp năm 2009 tăng 61.911 triệu đồng, tương ứng 100,62% so với năm 2008.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỊ XÃ SA ĐÉC (Trang 55 - 61)