Với phương châm hành động :“Agribank mang phồn vinh đến với khách hàng”. Từ phương châm đến hành động là một quá trình phấn đấu nỗ lực bền bỉ và hiệu quả của hệ thống Agribank. Do đó, để thực hiện được phương châm này, đòi hỏi phải có sự mạnh mẽ về tài chính, vững mạnh về tổ chức bộ máy, công nghệ và trên hết là sự vững mạnh về con người.
Tại NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc việc đào tạo cán bộ luôn được đặt lên hàng đầu bằng việc tạo điều kiện cho các nhân viên tiếp cận với các chương trình đại học, để được đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho nghiệp vụ, các kiến thức cần thiết hỗ trợ cho nghề nghiệp. Và chính sự hỗ trợ này đã tạo nên sự gắn kết giữa kiến thức và thực tiễn từ đó đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo cũng như làm việc.
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tiếp cận với các chương trình đại học, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc còn đào tạo thường xuyên cho cán bộ các chuyên đề về: Luật đấu thầu; Pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động; Kỹ năng phân biệt tiền thật, giả và các kỹ năng chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để đáp ứng khả năng cạnh tranh cao đối với các Ngân hàng khác đòi hỏi NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc cần tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo gắn liền với các chiến lược kinh doanh, những chương trình “đi trước đón đầu” và ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy, quản lý nội dung.
Song song với việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc còn xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh cho nhân viên. Ngày hội tiếp sức (Hội thao Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn) cho phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, đã tạo ra sân chơi lành mạnh với bầu không khí vui tươi phấn khởi và đoàn kết cho cán bộ, công nhân viên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc rèn luyện thêm sức khỏe, tinh thần thể thao, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy phong trào thi đua hoàn thành tốt nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực và nó trở thành nhu cầu không thể thiếu của các cán bộ, công nhân viên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc.
3.3. Nội dung hoạt động của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc 3.3.1. Lĩnh vực hoạt động:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ.
- Thực hiện chuyển tiền điện tử.
- Cầm cố các loại chứng từ có giá trị (kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm…do NHNo&PTNT phát hành).
- Thực hiện các nhiệm vụ về công tác ngân quỹ.
- Nhận các dịch vụủy thác của các tổ chức và cá nhân.
3.3.2. Sản phẩm
- Tín dụng cá nhân, công nhân viên chức và hộ gia đình. - Cho vay mua xây dựng, sửa chữa nhà.
- Cho vay mua sắm máy móc, thiết bị.
- Cho vay mua vật dụng sử dụng lâu dài, chi phí học tập. - Cho vay đầu tư dự án.
- Cho vay thu mua lương thực. - Cho vay nhập khẩu phân bón. - Cho vay nuôi cá tra, basa.
3.3.3 Dịch vụ
- Thanh toán trong nước. - Chuyển tiền điên tử.
- Dịch vụ nhận tiền của các tổ chức và cá nhân. - Thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
3.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc qua 3 năm (2007 – 2009) nhánh Sa Đéc qua 3 năm (2007 – 2009)
Bảng 3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (2007 – 2009)
ĐVT: Tỷđồng;% So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 52 91,4 61,4 39,4 75,76 -30 -32,82 Chi phí 43,6 84,5 53,5 40,9 93,80 -31 -36,69 Lợi nhuận 8,4 6,9 7,9 -1,5 -17,86 1 14,49
(Nguồn: phòng Kế Hoạch Kinh Doanh – NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc)
Hình 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn (2007 – 2009)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2007 2008 2009 Doanh thu Chi Phí Lợi nhuận chưa phân phối Tỷđồng Năm Mặc dù tình hình kinh tế rất khó khăn và phức tạp trong năm 2009 nhưng NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc đã cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu về kết quả tài chính thực hiện (7,9 tỷđồng). Qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận năm 2008 giảm 17,86% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 lợi nhuận Ngân hàng đã tăng lên 14,49% so với năm 2008. Đây là nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc trong năm 2009 đầy khó khăn.
Xét về tổng doanh thu qua các năm thì năm 2008 có doanh thu cao nhất. Năm 2008 tổng doanh thu tăng vì tổng nhu cầu huy động vốn tăng, chi phí nguyên vật liệu gia tăng dẫn đến chi phí đầu vào của Doanh nghiệp gia tăng và kéo theo đó là nguồn vốn cần huy động cũng tăng. Từ đó dẫn đến doanh thu của Ngân hàng gia tăng từ nguồn thu lãi khách hàng. Tuy nhiên xét về lợi nhuận thì năm 2008 lại thấp hơn so với năm 2007, nguyên nhân chính là do Ngân hàng phải huy động với mức lãi suất cao nên lợi nhuận thấp là điều không thể tránh khỏi.
Năm 2009, tổng doanh thu thấp một phần do nền kinh tế suy giảm nên các Doanh nghiệp và các hộ sản xuất không phát sinh nhiều nhu cầu vay vốn đầu tư cho việc sản xuất lớn, chủ yếu là các hộ sản xuất nhỏ. Ngoài ra một yếu tố khác tác động không nhỏ đến tổng doanh thu chính là sự điều chỉnh lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp cấp trên (giảm xuống còn 10,5%/năm), chính điều này gây ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của Ngân hàng trong năm 2009.
Nhìn chung, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc hoạt động ngày càng hiệu quả qua số liệu các năm nhưng xét về góc độ quản lý chi phí thì Ngân hàng thực hiện chưa tốt. Do đó, trong các năm tiếp theo, Ngân hàng cần có những phương thức quản lý chi phí tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.
3.5. Một số những thành tựu, khó khăn và hạn chế 3.5.1. Những thành tựu: 3.5.1. Những thành tựu:
$Công tác huy động vốn:
- Thực hiện tốt các hình thức huy động vốn nội tệ lẫn ngoại tệ, phân nhóm khách hàng, tư vấn khách hàng về các thể thức tiền gởi, thời hạn, lãi suất, theo hướng có lợi cho khách hàng và Ngân hàng. Vốn trên địa bàn đảm bảo các nhu cầu thanh toán, thẻ ATM và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng tại địa phương.
$Công tác tín dụng:
- Cán bộ tín dụng có chuyển biến tích cực, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, khai thác, bám sát nguồn thu của khách hàng, khách hàng không có nguồn thu thì động viên bán tài sản (QSDĐ) để trả nợ, hỗ trợ thu nợ từ cơ quan pháp luật, tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép.
- Chuẩn hóa các dữ liệu tín dụng, thực hiện chương trình giao dịch IPCAS từ giai đoạn 1 chuyển sang IPCAS giai đoạn 2.
- Điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp cấp trên, từ 14/4/2009 trở về trước khách hàng vay vốn Ngân hàng loại ngắn và trung hạn có mức lãi suất trên 10,5%/năm, đến ngày 15/4/2009 Ngân hàng tựđiều chỉnh giảm lãi suất tiền vay xuống còn 10,5%/năm.
- Thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ theo quyết định 131, 443, 497 hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn Ngân hàng.
- Tự kiểm tra chuyên đề tín dụng, kế hoạch tổng hợp theo sự chỉđạo của Ngân hàng cấp trên.
$Công tác kế toán, ngân quỹ:
- Công tác kế toán việc chuẩn hóa dữ liệu ngày càng được hoàn thiện, chương trình giao dịch IPCAS 1 tuy gặp khó khăn nhưng đến giai đoạn 2 đã đi vào ổn định, cập nhật thanh toán chính xác, kịp thời, giải phóng nhanh lượng khách hàng đến giao dịch.
3.5.2. Những khó khăn và hạn chế:
- Chương trình IPCAS giai đoạn 1 thường xuyên bị nghẽn, khách hàng không giao dịch được và thường xuyên phải chờđợi.
- Chưa khai thác sử dụng có hiệu quả các tiện ích của chương trình IPCAS, từ đó gặp khó khăn trong báo cáo về Ngân hàng Nông Nghiệp cấp trên theo định kỳ, đột xuất.
- Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro trên chương trình giao dịch IPCAS I rất khó thức hiện, có những món vay chưa đúng tính chất theo nhóm nợ.
- Nợ xấu, nợ xử lý rủi ro phát sinh khó thu hồi, nhiều món nợ Ngân hàng đã khởi kiện chưa được hòa giải, thi hành án.
- Môi trường hoạt động kinh doanh trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, cơ chế ngành chưa linh hoạt như mức phán quyết cho vay đối với một khách hàng.
3.6. Phương hướng kinh doanh năm 2010
- Đẩy mạnh huy động vốn, tăng trưởng dư nợ, thu lãi vay, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, thu dịch vụ… theo chỉ tiêu Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh giao.
- Phân nhóm tư vấn khách hàng theo hướng có lợi cho khách hàng và Ngân hàng. Quan tâm chăm sóc khách hàng hiện có, khách hàng tiền gửi, khách hàng tiền vay,…
- Cơ cấu tín dụng, chọn lọc khách hàng, dự án có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng, tìm kiếm phát triển thêm khách hàng mới, nâng dần tỷ trọng dư nợ Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đầu tư tín dụng có trọng tâm, trọng điểm.
- Phát động phong trào thi đua đến cán bộ, viên chức trong đơn vị để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh năm 2010.
- Mọi cán bộ, viên chức thức hiện tốt tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỊ XÃ SA ĐÉC
4.1. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc qua 3 năm
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc
ĐVT: Triệu đồng;% So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch % Chênh lệch % Nguồn vốn huy động 492.509 507.501 602.757 14.992 3,04 95.256 18,77 Tiền gửi không kỳ hạn 23.659 26.047 42.142 2.388 10,09 16.095 61,79 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 406.897 418.181 535.581 11.284 2,77 117.400 28,07 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 61,953 63,273 25,034 1,320 2.13 38,239 60.43
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc)
Bảng 4.2: Tỷ trọng mỗi Chỉ tiêu\Tổng nguồn vốn qua các năm. ĐVT: %
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
TG không KH 4,80 5,13 6,99 TG có KH dưới 12 tháng 82,62 82,40 88,86 TG có KH từ 12 tháng trở lên 12,58 12,47 4,15
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc qua các năm
Năm 2007 Năm 2008
Hoạt động kinh doanh tiền tệ gắn liền với phương châm “Đi vay để cho vay” và đế đáp ứng nhu cầu vốn ởđịa phương trên thì chi nhánh Sa Đéc đã đổi mới các chiến lược huy động vốn nhằm cải thiện và gia tăng nguồn vốn huy động hay tổng nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn. Cụ thể năm 2008 tăng 3,04% so với năm 2007 và 2009 nguồn vốn huy động tăng 18,77% so với năm 2008. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009 là thời kỳ đỉnh điểm của biến động kinh tế toàn cầu, đồng thời giá vàng lại tăng cao cùng với sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi giữa chi nhánh và các Ngân hàng khác đã làm cho công tác huy động vốn vẫn còn thấp. Công tác huy động vốn của NHNo chi nhánh Sa Đéc đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Chính vì thế mà công tác huy động vốn của NHNo Chi nhánh Sa Đéc cần phải cố gắng đạt hiệu quả hơn nữa và cần khắc phục những hạn chế như phong cách phục vụ, rút ngắn thời gian làm thủ tục gửi tiền…
4.2. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc VN - Chi nhánh Sa Đéc
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay.
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay vốn trên cơ sở các hợp đồng tín dụng trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô đầu tư của Ngân hàng. Những năm qua, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc luôn tích cực mở rộng quy mô và hoạt động tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành nghề kinh tế.
Bảng 4.3 : Doanh số cho vay theo thời gian
ĐVT: Triệu đồng; % So sánh 08/07 So sánh 09/08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng 401.496 480.268 553.037 78.772 19,62 72.769 15,15 Ngắn hạn 376.308 448.555 507.820 72.247 19,20 59.265 13,21 Trung hạn 25.188 31.713 45.217 6.525 25,91 13.504 42,58
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc)
Hình 4.2: Doanh số cho vay theo thời gian
Triệu đồng
Năm
+ Cho vay ngắn hạn.
Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 376.308 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số cho vay tăng 19,20% so với năm 2007. Nhìn chung, năm 2008 thì những dự án sản xuất nông nghiệp được ưu tiên phê duyệt nhằm hỗ trợ nông dân phát triển hơn nữa các ngành nghề nông nghiệp.
Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn tăng hơn năm 2008 là 13,21%, do nền kinh tếđịa phương phát triển, NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc phải tăng cường đáp ứng nhu cầu về ngoại hối nói riêng và nguồn vốn cho Doanh nghiệp nói chung, cùng với nhu cầu vốn của HSX - KD nhằm tài trợ cho khách hàng thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tài trợ chế biến nông sản. Cùng với việc các Doanh nghiệp thành lập nhiều hơn trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực, kinh doanh xăng dầu và mua bán xe gắn máy dưới hình thức Doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn đã làm tăng doanh số cho vay năm 2009 của Ngân hàng. Đồng thời, việc ban hành một số quy định rất có lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng như cho phép thực hiện cơ chế thỏa thuận lãi suất, lãi suất theo loại hình, hỗ trợ lãi suất… trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc chủ yếu là các tín dụng ngắn hạn, giai đoạn (2007 – 2009) chiếm khoảng 95,14% trở lên mỗi năm trong doanh số cho vay của NHNo & PTNT VN - Chi nhánh Sa Đéc, với các đối tượng vay vốn là chi phí sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp.
+ Cho vay trung hạn.
Bên cạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn thì tín dụng trung hạn cũng đã phát triển hơn. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 25.188 triệu đồng, năm 2008 tăng 6.525 triệu đồng so với năm 2007. Phần tăng này là do các khoản vay tiêu dùng cá thể và hộ sản xuất tăng. Nếu năm 2007 đa số các khoản vay phục vụ cho phương tiện đi lại, dụng cụ sinh hoạt hằng ngày thì năm 2008 các khoản vay được phục vụ cho việc mua sắm phương tiện học tập như: Laptop, máy vi tính để bàn... Năm 2009 tăng 42,58% so với năm 2008, do các khoản vay phục vụ khách hàng vay nhằm mục đích xuất khẩu lao động, các Doanh nghiệp vay nhằm xây nhà kho, xây bờ kè mua máy xới, máy cày, mua xe ôtô vận tải…đã