Chính sách tài chính tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay doc (Trang 77 - 78)

2. Những yếu kém

3.2.4.3. Chính sách tài chính tín dụng

Cần mở rộng tín dụng với các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là lãi suất cho vay ưu đãi hợp lý đối với vốn vay trung và dài hạn, nhằm khuyến khích các cơ sở chế biến thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, tăng hiệu quả kinh tế.

Về thuế, cần có chính sách thuế khuyến khích phát triển CNCBNS theo hướng: - Miễn, giảm thuế với tỷ lệ và thời gian hợp lý đối với các cơ sở, doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất chế biến những sản phẩm mà nhà nước khuyến khích, những mặt hàng xuất khẩu.

- Giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại để khuyến khích đổi mới công nghệ, nhanh chóng nâng lên trình độ chế biến sâu và tinh.

- Có thuế suất ưu đãi đối với những mặt hàng xuất khẩu, nhất là những mặt hàng mới thâm nhập vào những thị trường mới, khó tính. Tăng thuế xuất khẩu hàng nông sản dạng thô. Đánh thuế cao hoặc cấm nhập những hàng nông sản chế biến cùng loại với hàng chế biến trong nước sản xuất.

Về giá cả, cần nghiên cứu và thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất và trợ cấp xuất khẩu.

Đối với người sản xuất nguyên liệu cần được bảo trợ giá đầu vào và đầu ra của sản phẩm trong những trường hợp đột biến của giá cả thị trường hoặc thiên tai, rủi ro trong sản xuất. Bảo trợ giá đầu vào chủ yếu là bảo trợ giá bán các loại vật tư nông nghiệp, khi giá vật tư nông nghiệp đột biến tăng lên thì Nhà nước đưa vật tư dự trữ bán ra để bình ổn giá. Bảo trợ giá đầu ra là giúp nông dân tiêu thụ được nông sản khi giá thị trường xuống thấp, làm nông dân bị thiệt hại. Trường hợp này Nhà nước phải mua vào một khối lượng nông sản lớn để kéo giá thị trường lên. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy Nhà nước phải có một quỹ dự trữ lớn.

Đối với các cơ sở chế biến, thông qua mối liên kết với người sản xuất nông sản bằng những hợp đồng kinh tế mà giữ ổn định giá nguyên liệu đầu vào. Giá đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu cần được trợ giá khi giá thị trường xuống thấp. Đồng thời, cần có những biện pháp hỗ trợ như: Tạm thời giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, áp dụng các hàng rào thuế quan và phí thuế quan để bảo trợ giá cho các sản phẩm chế biến trong nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay doc (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)