2. Những yếu kém
3.2.2.2. Đối với chế biến trái cây
Đầu tư phát triển Xí nghiệp Liên hiệp xuất khẩu rau quả Long Định cả chiều rộng và chiều sâu. Cụ thể là: Mở rộng quy mô chế biến khóm gắn với chương trình đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích khóm nguyên liệu, đưa năng lực chế biến lên 8.500 tấn/năm vào năm 2010; Đầu tư mở rộng dây chuyền sau cô đặc, dây chuyền đồ hộp; Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sơri tại Gò Công với sản phẩm là rượu và nước sơri đóng hộp, công suất 10.000 tấn/năm.
Bên cạnh liên doanh Tiền - Ký, cần nghiên cứu mời gọi thêm các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng một số xí nghiệp liên doanh đặt tại khu công nghiệp tỉnh.
Chú ý khai thác năng lực chế biến của thành phố Hồ Chí Minh và vùng động lực kinh tế phía Nam. Tiền Giang có thể liên kết với các cơ sở chế biến lớn, hiện đại ở đây, cung cấp sản phẩm sơ chế và bán thành phẩm để họ tiếp tục tinh chế.
Khuyến khích phát triển các cơ sở tư nhân, cá thể, hộ gia đình tham gia vào chế biến nông sản. Từng bước biến họ thành vệ tinh, chân rết của các xí nghiệp chế biến lớn, đảm nhận giai đoạn gia công, sơ chế.
3.2.2.3. Chế biến dừa
Cần sắp xếp các cơ sở chế biến dừa thành hệ thống mà vai trò trung tâm là Công ty Dầu thực vật của tỉnh.
Công ty Dầu thực vật phải được đầu tư phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Chú trọng đầu tư công nghệ chế biến dầu dừa cao cấp, các sản phẩm sau dầu; Công nghệ chế biến than hoạt tính, chế biến các sản phẩm xơ dừa. Công ty cần phải cải tiến thu mua dừa nguyên liệu, tạo điều kiện và bảo đảm lợi ích của người trồng dừa để ổn định được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Ngoài ra, Công ty còn có thể khai thác nguồn dừa phong phú của Bến Tre với 25.000 ha rất gần với Tiền Giang và lưu thông đường thủy rất thuận lợi.
Các cơ sở tư nhân, cá thể cần phải được tổ chức, sắp xếp lại, khuyến khích, tạo điều kiện các cơ sở này cải tiến, đổi mới, nâng cấp thiết bị - công nghệ. Mạnh dạn dẹp bỏ những cơ sở có thiết bị công nghệ quá lạc hậu, làm ăn không hiệu quả.
Xây dựng mối liên kết giữa Công ty Dầu thực vật với các cơ sở chế biến tư nhân, cá thể, hộ gia đình thông qua các hợp đồng kinh tế, các cơ sở này có thể đảm nhận giai đoạn sơ chế cho công ty. Thông qua liên kết, bằng nhiều hình thức công ty có thể hỗ trợ các cơ sở này cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ.
3.2.2.4. Chế biến thức ăn gia súc
Do tính cạnh tranh cao, mặt hàng thức ăn gia súc chỉ nên tổ chức sản xuất với thiết bị, công nghệ mới để đảm bảo chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận. Vì vậy, trong việc tổ chức, sắp xếp lại ngành chế biến thức ăn gia súc, không
nên khuyến khích phát triển các cơ sở cá thể, hộ
gia đình.
Phương án phát triển ngành chế biến thức ăn gia súc của Tiền Giang trong thời gian tới là:
- Đầu tư phát triển nhà máy chế biến thức ăn gia súc thuộc Công ty Chăn nuôi của tỉnh, tăng công suất lên 100 - 120 tấn/ngày.
- Củng cố hợp tác xã sản xuất thức ăn gia súc Bình Minh. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động hết công suất 80 tấn/ngày.
- Huy động vốn đầu tư, xây dựng tại mỗi huyện, thị, thành phố mỗi nơi một nhà máy (tất cả 9 cái) với các loại hình (hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước...) nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường, đáp ứng nhu cầu thức ăn gia súc tại chỗ.