2. Những yếu kém
3.1.3.3. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Để thúc đẩy sản xuất phát triển, Đại hội VI Đảng bộ tỉnh có nêu: "Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh thông qua liên kết mặt hàng và nguồn hàng với Trung ương, với các địa phương trong nước và xuất khẩu" [15, 59].
Thực hiện phương hướng trên đối với thị trường hàng nông sản chế biến, trong thời gian tới cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
- Đối với thị trường trong nước: Cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, phát triển các cửa hàng bán buôn, bán lẻ ở các khu công nghiệp, thành phố, thị xã và cả ở thị trường nông thôn để đẩy nhanh việc lưu thông, tiêu thụ nông sản chế biến trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sắp xếp, củng cố hệ thống thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết các thành phần thương nghiệp theo ngành hàng, trong đó thương nghiệp nhà nước giữ vai trò chi phối, hướng dẫn. Tổ chức tốt việc lưu thông tiêu thụ nông sản chế biến ở trong tỉnh và các tỉnh, thành trong nước, đặc biệt chú ý khai thác thị trường thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có sức tiêu thụ lớn hàng nông sản chế biến.
- Đối với thị trường nước ngoài: Song song với việc củng cố quan hệ thương mại với các thị trường truyền thống, cần tích cực tìm kiếm thị trường mới để mở rộng mặt hàng xuất khẩu. Trong những năm tới, theo định hướng thị trường xuất khẩu chung của cả nước, Tiền Giang nên chú ý khai thác thị trường xuất khẩu của mình theo cơ cấu như sau:
+ Châu á 50%, trong đó ASEAN 20 - 25%, Nhật 18 - 20%. ở thị trường ASEAN chú ý khai thác mặt hàng gạo đối với các nước Inđônêsia, Philippin, Malaysia. Nhật là thị trường khó tính đòi hỏi cao về chất lượng và rau quả sạch. Trung Quốc đang có nhu cầu lớn cần nhập các mặt hàng nông sản của Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Tây và Tây Nam Trung Quốc.
+ Châu Âu (kể cả Nga): 20 - 25%. ở đây các nước SNG và Đông Âu là thị trường truyền thống và là thị trường dễ tính, nếu có phương thức thanh toán thuận tiện thì thị trường này có triển vọng lớn. Thị trường EU là thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, phải giữ chữ tín và đảm bảo đúng các điều kiện hợp đồng.
+ Bắc Mỹ: 20 - 25% (chủ yếu là Mỹ). Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ vừa ký kết tháng 7/2000 mở ra triển vọng lớn về thị trường này. Tuy vậy, đây cũng là thị trường mà sức cạnh tranh rất cao và có những quy định rất khắt khe về sản phẩm hàng hóa.
+ Các khu vực khác: 5% [38, 5].
Tóm lại, đối với việc mở rộng thị trường nước ngoài, cần phải làm tốt công tác
thị trường ở tầm vĩ mô và cả ở cấp doanh nghiệp, phải chú ý đến nhu cầu và đặc điểm thị trường từng khu vực, từng nước.