Kết hợp các loại quy mô và trình độ trong phát triển CNCBNS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay doc (Trang 57 - 58)

2. Những yếu kém

3.1.2. Kết hợp các loại quy mô và trình độ trong phát triển CNCBNS

Xuất phát từ một nước mà nền kinh tế còn kém phát triển, khi xác định nhiệm vụ và giải pháp phát triển CNCB thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: "Kết hợp hài hòa nhiều loại quy mô, nhiều trình độ công nghệ thích hợp, với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, đảm bảo chế biến phần lớn nông, lâm, thủy sản của các vùng. Đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất và đổi mới công nghệ các cơ sở hiện có, đồng thời xây dựng mới một số cơ sở sản xuất với công nghệ hiện đại" [10, 179-180].

Tiền Giang cần vận dụng quan điểm trên vào xây dựng phương hướng phát triển CNCBNS những năm sắp tới.

Thực trạng CNCBNS Tiền Giang như đã trình bày ở trên cho thấy:

- Về quy mô: Căn cứ vào Công văn số 681/CP-KTN của Chính phủ ngày 20/6/1998 về việc quy định quy mô các loại doanh nghiệp, có thể nói rằng đại bộ phận cơ sở chế biến nông sản ở Tiền Giang là doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình. Doanh nghiệp vừa và lớn chỉ chiếm số ít (Công văn 681/CP-KTN quy định: Doanh nghiệp nhỏ có vốn pháp định từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu, lao động từ 5 đến dưới 50 người; doanh nghiệp vừa: vốn pháp định từ 300 triệu đồng đến dưới 5 tỷ, lao động từ 50 đến dưới 200 người; các cơ sở vốn đầu tư dưới 100 triệu và lao động dưới 5 người được xếp vào hộ gia đình).

Ngành xay xát, chế biến gạo trong tổng số 1.214 cơ sở có 3 công ty lớn (0,24%), 51 doanh nghiệp vừa (4,2%), 315 doanh nghiệp nhỏ (25,94%), còn lại là 845 cơ sở hộ gia đình (69,60%). Trong ngành chế biến thức ăn gia súc, với tổng số 21 cơ sở hiện có thì 15

là doanh nghiệp nhỏ, 3 cơ sở hộ gia đình, 1 hợp tác xã có quy mô doanh nghiệp vừa và 2 doanh nghiệp nhà nước. Chế biến dừa trong tổng số 32 cơ sở thì 29 là cơ sở có quy mô nhỏ và hộ gia đình...

- Về trình độ kỹ thuật, công nghệ: Đan xen giữa lạc hậu, thủ công với cơ giới và hiện đại. Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cơ sở hộ gia đình thì máy móc, thiết bị nói chung là lạc hậu, cũ kỹ, lao động thủ công chiếm đại bộ phận. Các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây do được cải tạo, nâng cao nên cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ tương đối khá. Nổi lên là các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài với trang thiết bị, công nghệ mới. Nhưng nhìn tổng quát thì CNCBNS Tiền Giang còn ở trình độ kém, chưa tương xứng với vai trò là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Với tình hình như thế, lại thêm khó khăn về vốn đầu tư và yêu cầu giải quyết vấn đề lao động - việc làm, việc phát triển CNCBNS ở Tiền Giang những năm tới phải:

+ Tận dụng thiết bị, máy móc, cải tiến nâng cấp, khai thác hết năng lực chế biến của các cơ sở hiện có, từng bước đổi mới, nâng cao công nghệ truyền thống. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu, sử dụng lao động tại chỗ để sản xuất, chế biến nhiều hàng nông sản, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

+ Trong đầu tư cải tạo, nâng cấp các doanh nghiệp lớn và vừa, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, cần chú ý lựa chọn phương án và giải pháp công nghệ thích hợp đối với từng loại sản phẩm và yêu cầu thị hiếu của các thị trường. Thực hiện đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị - công nghệ có chọn lọc để phát huy năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đang hoạt động.

+ Trong đầu tư xây dựng mới, cần đi ngay vào máy móc, dây chuyền công nghệ thế hệ mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay doc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)