2. Những yếu kém
2.2.1. Sự mất cân đối giữa nguồn nguyên liệu với năng lực sản xuất của CNCBNS
CNCBNS
Tình hình hoạt động của CNCBNS ở Tiền Giang cho thấy có sự mất cân đối giữa nguồn nguyên liệu với năng lực sản xuất chế biến, cụ thể như sau:
+ Thừa công suất xay xát, chế biến gạo:
- Toàn bộ các cơ sở xay xát, chế biến gạo có công suất thiết kế khoảng 1,7 triệu tấn thóc/năm, trong khi đó sản lượng lúa của tỉnh năm cao nhất cũng chỉ 1,3 triệu tấn và theo dự báo sản lượng này sẽ ổn định trong những năm tới. Vì vậy, trên thực tế nhiều cơ sở xay xát, chế biến gạo hoạt động không hết công suất: Công ty xay xát chế biến lương thực xuất khẩu có công suất thiết kế 60.000 tấn/năm nhưng chỉ hoạt động 40% công suất. Doanh nghiệp liên doanh Việt Nguyên công suất thiết kế 90.000 tấn/năm cũng chỉ hoạt động 30% công suất. Nhiều cơ sở xay xát tư nhân hoạt động trên dưới 50% công suất. Tình hình trên do việc đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, xay xát gạo tự phát, không định hướng, thiếu quản lý và điều tiết chung. Từ những năm 1991 - 1992, theo xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu lương thực của tỉnh, hàng loạt cơ sở chế biến lúa gạo vừa và nhỏ ra đời, tạo ra sự mất cân đối giữa năng lực xay xát - lau bóng gạo và nguồn nguyên liệu, giữa đầu tư và hiệu quả kinh tế.
+ Khả năng chế biến trái cây bất cập:
- Sản lượng trái cây các loại (kể cả dứa) rất lớn (năm 1998, 1999 trên 350.000 tấn), nhưng tỷ lệ được chế biến rất thấp, chỉ có 9,55% (khoảng 40.000 tấn). Trái cây được chế biến chủ yếu ở Xí nghiệp Liên hiệp xuất khẩu rau quả của tỉnh. Nhưng năng lực chế biến ở đây quá thấp so với nguồn nguyên liệu. Thiết bị đông lạnh có công suất thiết kế 5.000 tấn sản phẩm/năm nhưng từ 1998 đã ngừng hoạt động do máy móc thiết bị quá cũ, phải lắp đặt lại. Thiết bị chế biến nước quả cô đặc mới lắp đặt từ 1997 với công suất thiết kế 5.000 tấn/năm nhưng chỉ hoạt động 70% công suất do chưa tìm được nguồn nguyên
liệu chế biến phù hợp. Chỉ có thiết bị trái
cây đóng hộp hoạt động hết 100% nhưng công suất thiết kế lại chỉ có 3.000 tấn/năm.
Chế biến bằng thủ công có khoảng 100 lò sấy nhãn hoạt động theo thời vụ thu hoạch nhãn. Các lò sấy hoạt động mạnh các năm 1994 - 1997, tiêu thụ khoảng 1/3 lượng nhãn tươi và hàng năm xuất sang Trung Quốc khoảng 5.000 tấn nhãn sấy. Do có thị trường tiêu thụ nhãn sấy, diện tích trồng nhãn phát triển mạnh, năm 1999 đã lên tới 11.344 ha, cho sản lượng 77.027 tấn, chiếm hơn 1/5 sản lượng trái cây chung (năm 1995 diện tích 6.059 ha, sản lượng 40.800 tấn). Nhưng từ 1998, thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc gặp khó khăn (do nhãn sấy Thái Lan cạnh tranh mạnh). Các lò sấy nhãn giảm hoạt động, một số lò phải đóng cửa, lượng nhãn nguyên liệu trước đây được tiêu thụ khoảng 20.000 - 25.000 tấn/năm, nay giảm gần 1/3, làm cho nhãn tươi bị thừa ế, giá giảm mạnh (hơn 50%).
- Về chế biến dừa, nếu huy động 100% công suất của tất cả các cơ sở chế biến (5.000 tấn/dầu năm) thì cũng chỉ tiêu thụ 80% dừa nguyên liệu, tức khoảng 33.000 tấn. Nhưng công suất huy động trong thực tế chỉ đạt 90%. Do đó lượng dừa tồn đọng hàng năm khá lớn (năm 1999 tồn 10.000 tấn/42.768 tấn).
- Chế biến thức ăn gia súc chỉ tiêu thụ một phần nguồn nguyên liệu tấm, cám, ngô, sắn. Phần lớn các nguyên liệu này được tiêu thụ ở các địa phương khác.
giảm (năm 1995: 89.866 tấn, năm 1999 chỉ còn 37.250 tấn). Với toàn bộ công suất của các cơ sở hiện có (26 cơ sở sản xuất đường mật, 14 cơ sở sản xuất đường kết tinh), khoảng 200 tấn ngày, nếu huy động 100% công suất thì lượng mía vẫn còn thừa. Nhưng trong thực tế, các cơ sở này hoạt động không ổn định do tác động của giá cả thị trường, thường là không hết công suất, nên lượng mía còn tồn đọng không phải là ít (năm 1999 tồn khoảng 10.000 tấn).
Như vậy, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dừa, trái cây, thức ăn gia súc đang trong tình trạng dư thừa lớn, đặc biệt là vào mùa thu hoạch rộ. Trong khi đó thì năng lực chế biến gạo, do các cơ sở phát triển tự phát, nên thừa so với nguồn nguyên liệu và yêu cầu xay xát, chế biến gạo tại địa phương.