Đối với vùng sản xuất cây công nghiệp: mía, dừa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay doc (Trang 68 - 69)

2. Những yếu kém

3.2.1.3. Đối với vùng sản xuất cây công nghiệp: mía, dừa.

Cây dừa trước đây trồng phân tán trên các loại đất, và do hiệu quả thấp nên diện tích giảm đến nay còn khoảng hơn 10.000 ha. Sắp tới nên xây dựng vùng chuyên canh dừa ở vùng đất bị ảnh hưởng mặn hoặc nước ngọt chưa chủ động quanh năm thuộc các huyện phía đông, nơi đó trồng dừa có hiệu quả hơn lúa và các loại cây khác. Nên ổn định diện tích dừa từ 10.000 - 12.000 ha để bảo đảm nguyên liệu chế biến dừa của tỉnh.

Cây mía tùy tình hình thị trường mà ổn định diện tích từ 1.000 - 2.000 ha. Với yêu cầu xây dựng các vùng sản xuất tập trung nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, do đó cần khắc phục khuynh hướng đầu tư dàn trải, ngành gì, cây gì cũng có nhưng không mang lại hiệu quả. Với tinh thần đó, ngành mía đường trong tương lai có thể không cần khuyến khích đầu tư phát triển.

Trong việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, ngoài việc điều chỉnh phân vùng, mở rộng diện tích quy hoạch, còn phải chú ý đến những vấn đề sau đây: - ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất ở các khâu giống, thu hoạch, bảo quản nhằm nâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, thông tin khoa học, thị trường giúp người sản xuất nắm bắt và ứng dụng kịp thời tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

- Đầu tư vốn cho hộ nông dân vay với những điều kiện lãi suất, thời gian thích hợp, đồng thời có chính sách huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng, phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh.

- Củng cố, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Điều lệ mới của Luật Hợp tác xã. Các hợp tác xã chủ yếu làm các dịch vụ như: hướng dẫn kỹ thuật, thủy lợi, giúp vay vốn, tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông nghiệp... Đồng thời khuyến khích các hộ nông dân sản xuất giỏi thành lập các trang trại gia đình, đầu tư công nghệ mới, tạo nguồn nông sản nguyên liệu có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay doc (Trang 68 - 69)