Giải quyết tình trạnh bất hợp lí giữa nhà máy và vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu chè Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 50 - 54)

III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu chè

2. Giải quyết tình trạnh bất hợp lí giữa nhà máy và vùng nguyên liệu

Mặc dù đạt đợc những kết quả ấn tợng trong thời gian qua, nhng có thể khẳng định ngành chè Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tăng trởng không bền vững . Kết quả điều tra của hiệp hội chè cho biết :Hiện nay, bình quân cả nớc,các doanh nghiệp chè mới chủ động đợc 37% nguyên liệu còn

lại là mua trôi nổi trên thị trờng . Tình trạng tranh chấp mua bán nguyên liệu đang diễn ra phổ biến. Chẳng hạn,tại đồng Hỉ Thái Nguyên- đại bản doanh của công ty chè Sông Cầu ngoài 600 ha vùng nguyên liệu của công ty còn có khoảng 1000ha nữa trong vùng vậy mà có tới 7 nhà máy chế biến cha kể công ty Sông Cầu. Để giải quyết tình trạng trên địa phơng và nhà máy cần có những biện pháp sau:

Thứ nhất: Quy hoạch sản xuất chè và chế biến

Trong những năm trớc mắt cần phải tập trung xây dựng một số trung tâm chế biến quy mô trung bình, hớng sản xuất các sản phẩm có nhu cầu xuất khẩu và có số lợng tiêu thụ lớn. Các trung tâm đó đặt tại các vùng chè nguyên liệu lớn, lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn ổn định, có lãi, có đội ngũ công nhân kỹ thuật khá, có thể tiếp thu công nghệ mới làm ăn có hiệu quả để đầu t trang bị.

Phải bố trí lại sản xuất chè xuất khẩu. Hiện nay ở Miền Bắc nớc ta có trên 30 tỉnh có cây chè, các tỉnh này đã chiếm 53,4% sản lợng và 63,4 diện tích chè cả nớc. Các nhà máy chè và các cơ sở chế biến lớn cũng phần lớn tập trung ở các vùng này.

Với ngành sản xuất chè, việc bố trí các vùng nguyên liệu (sản xuất nông nghiệp) gắn liền với cơ sở chế biến (nhà máy) là hết sức quan trọng. Việc bố trí các vùng chè nguyên liệu, gắn liền với việc quy hoạch tổng thể ngành chè để từ đó có chiến lợc đầu t, cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến và nâng cao năng xuất chất lợng chè, kể cả hớng xuất khẩu thị trờng nội địa hay xuất khẩu.

Việc bố trí các vùng chè trọng điểm dựa trên cơ sở sinh thái, những điều kiện kinh tế tự nhiên của từng vùng, đồng thời tạo nên vùng nguyên liệu lớn trên cơ sở đó mà đầu t chiều sâu để cải tiến nâng cao chất lợng chè, bảo đảm yêu cầu của ngời tiêu dùng đối với mỗi loại thị trờng. Việc bố trí các vùng nguyên liệu tập trung trọng điểm nhằm khai thác tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên sinh thái và kinh tế xã hội của mỗi vùng, tạo nên nguồn sản

phẩm hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh, đặc biệt đối với nguồn sản phẩm xuất khẩu.

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và địa hình có thể hình thành ba loại vùng chè từ đó có định hớng cho việc đầu t và cả cho hớng thị trờng.

- Vùng có độ cao dới 100m so với mặt biển:

Vùng này rộng bao gồm một số huyện thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình, các tỉnh Bắc thái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tròng chè, tuy nhiên chất lợng chè thấp. Sản phẩm chè của vùng này là chè đen xuất khẩu cho thị trờng Trung cận đông (iran, irắc, Gióocđani...) và các nớc thuộc SNG. Vùng này đã có nhiều nhà máy chế biến chè lớn có công suất từ 12-42 tấn tơi/ngày.

Vùng này có khả năng mở rộng diện tích 14-15.000 ha.

- Vùng có độ cao từ 100-1000m so với mặt biển. Gồm Mộc Châu và cao nguyên Lâm Đồng. Đây là vùng nguyên liệu tập trung, có điều kiện sinh thái để trồng các loại chè có chất lợng cao. Sản phẩm của vùng này là chè đen và chè xanh có giá trị cao. Thị trờng xuất khẩu là Tây Âu.

ở đây có những nhà máy chế biến chè có công suất lớn nh nhà máy chè Mộc Châu 42 tấn búp tơi/ngày, nhà máy chế biến chè đen CTC theo công nghệ của ấn độ, và một số các nhà máy chế biến chè ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), Gia Lai, Kon Tum...

Vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 8-10.000 ha.

- Vùng có độ cao trên 1000m gồm một số huyện vùng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc nh Lào Cai, Yên BáI, Hà Giang, Lai châu. Vùng này có địa hình phức tạp nhng lại thích hợp với những loại chè San Tuyết . Phát triển khai thác vùng chè này để chế biến các loại chè đặc sản nội tiêu và xuất khẩu.

Vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 6-8.000 ha.

Thứ hai:Triển khai quyết định số 80/2002/QD-TTg ngày 24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng ,

các doanh nghiệp chế biến chè tiến hành kí kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu chè búp tơi lâu dài( tối thiểu là 5 năm) với các hợp tác xã các trang trại, hộ sản xuất.Đồng thời thống nhất với các Chi hội chè khu vực, với tỉnh huyện thực hiện việc phân công vùng nguyên liệu cho từng nhà máy để có trách nhiệm đầu t hớng dẫn kĩ thuật thâm canh chè và cùng nhau cam kết, đảm bảo nguyên liệu búp đúng tiêu chuẩn Việt Nam. Giữ giá thu mua bình quân(tơng đơng 1 kg thóc) để ngời làm chè có đời sống tốt, nhà máy cùng tồn tại và phát triển. Chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán, dìm giá , ép giá, phá giá ảnh hởng tới uy tín và hiệu quả, giảm sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp nói chung và chè Việt Nam nói riêng.

Thứ ba: Các nhà máy thực hiện quy chế giao khoán chè theo nghị định 01/CP của chính phủ đảm bảo tính pháp luật, có quy trình trách nhiệm quyền hạn và cam kết của ngời giao khoán là công ty và ngời nhận khoán chè , bên nào vi phạm đều phải xử lí theo quy chế.Cụ thể là các công ty chịu trách nhiệm quản lí toàn diện hỗ trợ vốn vay không lãi, đầu t thêm nếu sản xuất kinh doanh co lãi , bao tiêu toàn bộ sản phẩm lâu dài .Ngời nhận khoán có quyền thừa kế thế chấp chuyển đổi khi cho phép, phải thực hiện quy trình thâm canh bắt buộc, không đợc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất ,không đợc bán sản phẩm ra ngoài công ty mà mình đã cam kết. Nh vậy các nhà máy sẽ chủ động đợc vơi nguyên liệu đầu vào

Thứ t: Nhà công nghiệp phải có chính sách quản lí nhà máy đầu t chế biến chè một cách hợp lí, không cho các doanh nghiệp đầu t tràn lan nh hiện nay để bảo vệ các cơ sở chế biến hiện có , tạo điều kiện cho họ yên tâm làm ăn ổn định. Nhà nớc khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu t cơ sở chế biến chè nhng ít nhất phải đảm bảo các điều kiên sau:

-Nhà máy mới đầu t phải đợc đặt ở vị trí thuộc vùng nguyên liệu mới không ảnh hởng tới việc tranh chấp nguyên liệu của các nhà mày hiện có

-Thiết bị máy móc đầu t phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật cần thiết đủ để chês biến ra sản phẩm chè co chất lợng cao

-Nhà máy phải có cán bộ kĩ thuật có nghiệp vụ và kinh nghiệm về chế biến chè có khả năng quản lí và chỉ đạo sản xuất ra sản phẩm có chất lợng tốt

-Doanh nghiệp chế biến phải thực hiện kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho ngời nông dân theo Quyết định số 80 của chính phủ, đồng thời phải có biện pháp hỗ trợ thiết thực để phát triển vùng nguyên liệu một cách lâu dài.

Thứ năm: Chính Phủ cần có những biện pháp mạnh đối với những nhà máy không đủ điều kiện về công nghệ thiết bị phải nâng cấp hoặc ngừng sản xuất , đóng cửa. Đồng thời , lựa chọn một số đầu mối xuất khẩu nhất định , điều này không những làm ổn định dợc nguồn hàng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm soát chất lợng sản phẩm, tránh tình trạnh quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tràn lan một các tự phát

Thứ sáu: Các địa phơng đẩy mạnh việc trồng mới các đồi chè để tăng l- ợng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy.Nh vậy sẽ giúp cho các nhà máy có đủ nguyên liệu để hoạt động hết công suất.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu chè Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w