B ảng 1.1
3.4.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Để tránh những khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, nhất là trong khâu thanh toán, các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu và hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Đây là một biện pháp khá quan trọng vì như đã phân tích ở phần trên, rủi ro đến với ngân hàng và bản thân doanh nghiệp xuất phát rất nhiều từ sự yếu
kém trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế của doanh nghiệp.
- Thận trọng khi lựa chọn đối tác. Khi ký kết hợp đồng , doanh nghiệp
cần cân nhắc kỹ về mức độ đứng đắn và uy tín trên thương trường của đối
tác của mình. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, có rất nhiều
thông tin bị sai lệch, vì vậy, thông tin phải được chọn lọc từ nhiều nguồn
khác nhau, có độ tin cậy lớn như ngân hàng, cơ quan đại diện thương mại Việt
Nam ở nước ngoài, phòng Thương mại và Công nghiệp Viêt Nam... và được
kiểm tra xử lý để đảm bảo sự chính xác. Đối với các đơn vị không chuyên về
xuất nhập khẩu hoặc chưa có trình độ ngoại thương, thị trường chưa quen thuộc
thì nên thuê các chuyên gia tư vấn hoặc uỷ thác cho đơn vị xuất nhập khẩu có
uy tín thông thạo thị trường, tuy chi phí cao nhưng đảm bảo an toàn.
- Chủ động về ngoại tệ: Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, khi đàm phán ký kết hợp đồng cần xem xét khả năng huy động ngoại tệ của mình để đảm bảo thanh toán kịp thời và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần tính đến sự
biến động của tỷ giá để lựa chọn ngoại tệ thích hợp cho thương vụ nhằm đem lại hiệu qủa kinh tế cao. Nên hạn chế thanh toán vào thời điểm cuối năm vì lúc này tập trung lượng thanh toán lớn, nhu cầu ngoại tệ tăng cao,
rất hay xảy ra hiện tượng khan hiếm ngoại tệ ở các ngân hàng.
- Các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết với
ngân hàng. Các doanh nghiệp luôn phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với ngân
hàng, thực hiên đúng các chỉ dẫn của ngân hàng về việc thực hiện các điều
khoản của L/C. Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục chứ không nên quy trách nhiệm cho ngân hàng .
Khi lập bộ chứng từ thanh toán , các đơn vị phải chú ý đến đặc điểm
của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai xót.
Nếu thực hiện được những điều đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị sẽ có hiệu quả cao, công tác thanh toán qua ngân hàng cũng sẽ
nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế tối đa rủi ro do sự yếu kém về trình độ
KẾT LUẬN
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, phát triển kinh tế
ngoại thương là một vấn đề rất quan trọng. Ngoại thương Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, đó là nhờ vào chính sách ngoại thương đúng đắn của Nhà nước. Nhưng để có một nền ngoại thương ngày một phát triển thì quan hệ
thanh toán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới phải tốt đẹp. Nghiên cứu
vấn đề thanh toán quốc tế có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Trong những năm qua, sự phát triển và mở rộng các lĩnh vực về
nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Techcombank đã tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán đặc biệt là
thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ phát triển. Ngân hàng
Techcombank luôn luôn quan tâm đến đổi mới trong quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế để nâng cao hiệu qủa và mở rộng hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu, nâng cao uy tín trên trường quốc tế, đồng thời đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Trên cở sở thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Techcombank, vận dụng
những kiến thức đã được tiếp thu và các phương pháp nghiên cứu đã học, chuyên đề đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những
nhân tố thuận lợi và khắc phục những tồn tại của ngân hàng trong thời gian qua để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Techcombank.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO