Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: ”Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương – Techcombank : Thực trạng và giải pháp “. pot (Trang 56 - 58)

B ảng 1.1

3.4.2.2 Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động

động xuất nhập khẩu

Thực tế cho thấy thực lực tài chính của các doanh nghiệp nước ta hiện

nay còn yếu kém, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Kinh doanh xuất nhập khẩu thua lỗ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng , tới uy tín thanh toán của ngân hàng. Chính vì thế, để lành mạnh

hoá hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước phải tăng cường hiệu lực các văn

bản về thủ tục xuất nhập khẩu. Phải có quy chế bắt buộc cho các doanh

nghiệp khi đầy đủ điều kiện về tài chính , trình độ quản lý, hướng phát triển

kinh doanh… thì mới cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, đồng thời thu hồi

giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ

trong thời gian dài. Đồng thời các thể chế, thủ tục xuất nhập khẩu cần phải tạo nên sự cân bằng giữa khuyến khích và kiểm soát xuất nhập khẩu. Hiện

nay chủ trương của Nhà nước ta là thực hiện chiến lược hướng về xuất

khẩu nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững cho nền kinh tế, do đó Nhà nước cần có những giải pháp sau:

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại

với các thị trường lớn như: Trung Quốc, các nước thuộc khối

ASEAN…xây dựng và phát triển thi trường trọng điểm, mở rộng thị trường

mới.

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động và đất đai, giảm giá thành hàng xuất khẩu Việt Nam. Cần đầu tư thích đáng vào

những sản phẩm truyền thống và có ưu thế như: gạo, thuỷ sản, dầu mỏ …

- Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phấn đấu

xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng đã qua chế biến .

- Có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu

thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như: thuế, trợ giá…

- Để giảm thiểu thiệt hại do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gây

ra cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần đẩy mạnh trợ cấp xuất nhập khẩu

thông qua chế độ lãi suất ưu đãi, giảm thuế, cân đối cung cầu, hạn chế

những cơn sốt hàng hoá trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Nhà nước cần ban hành các luật thuế xuất nhập khẩu phù hợp , ổn định. Trên thực tế, biểu thuế quy định của Nhà nước luôn thay đổi làm cho

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không dự đoán được diễn biến thị trường tương lai nên đã gặp phải không ít khó khăn, gây thiệt hại cho doanh

nghiệp và rủi ro cho ngân hàng.

Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền thương mại quốc tế, vì vậy hoạt động thương mại và ngân hàng diễn ra sôi nổi và phát triển hơn

bao giờ hết, đặc biệt là khi có sự hiện diện ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: ”Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương – Techcombank : Thực trạng và giải pháp “. pot (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)