B ảng 1.1
3.4.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế
quốc tế
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh có có mức độ rủi
ro cao. Vì vậy, hoạt động này đòi hỏi sự hoàn thiện về môi trường pháp lý để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của VND trong các hoạt động
ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. Song
trên thực tế thì hành lang pháp lý của các ngân hàng nói chung và cho hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn nhiều thiếu sót và chưa đồng bộ.
Kể từ sau khi luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật Tổ chức tín
dụng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua thì Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối đã
giúp các ngân hàng Thương mại và các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong
hoạt động ngoại hối. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số
khiếm khuyết cần bổ sung và hoàn chỉnh.Vì vậy, đòi hỏi cấp bách cho ra đời một số quyết định và hướng dẫn về một số nghiệp vụ như L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của ngân hàng
nườc ngoài .
Thêm vào đó, NHNN cũng cần thực hiện việc kiểm soát các vi phạm. Đề nghị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với thanh tra Nhà nước và ban kiểm soát và bộ máy kiểm tra nội bộ của ngân hàng Techcombank trong việc phát hiện , ngăn ngừa, xử lý kịp thời những vấn đề vi phạm quy chế của NHNN. Trong đó, quan trọng nhất là phát hiện và
ngăn ngừa kịp thời các sai phạm, tránh hậu quả nghiêm trọng sau này.
Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai đồng bộ những
giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng.
3.4.1.3 Tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin
Việc phân tích thu thập và xử lý kịp thời chính xác các thông tin về
tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp
nhân của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh mở L/C hoặc chiết khấu bộ chứng từ
hàng xuất cho các doanh nghiệp. Hiện tại, hoạt động của các trung tâm này cũng đạt được những kết quả nhất định, cung cấp cho các tổ chức tín dụng
về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp, tình hình biến động thị trường …nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì lượng thông tin còn
quá ít, chưa kịp thời .Vì vậy, để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt
hiệu quả cao cần:
- Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung
tâm thông tin tín dụng NHNN để có điều kiện thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời.
- Cần có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng
về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các
doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng .
- Trung tâm thông tin tín dụng NHNN cần hỗ trợ các ngân hàng
Thương mại trong việc tìm hiểu thị trường và khách hàng nước ngoài, vừa giúp các ngân hàng Thương mại hạn chế rủi ro trong kinh doanh, vừa tăng
thêm thu nhập thông qua việc bán thông tin .